Chủ Nhật, 17 tháng 7, 2011

Ngành Kỹ thuật máy tính là gì ?

Tại Diễn đàn Công nghệ thông tin (CNTT) Thế giới 2009 mới đây, nhiều đại biểu các nước đã đánh giá sự phát triển của CNTT Việt Nam là đáng kinh ngạc và là một mẫu hình phát triển mà nhiều quốc gia cần học hỏi. Năm 2009 công nghiệp CNTT Việt Nam tăng trưởng khoáng 20%, đạt 6,2 tỷ USD. Trong đó, công nghiệp điện tử và phần cứng máy tính đang chiếm tỷ trọng lớn, doanh thu bình quân trên mỗi lao động cao. Tuy nhiên hiện nay Việt Nam đang gặp phải vấn đề rất lớn về nguồn nhân lực CNTT. Trong Kế hoạch tổng thể phát triển nguồn nhân lực công nghệ thông tin đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020, một mục tiêu đầy tham vọng được đặt ra trong thời gian ngắn. Đó là, Việt Nam phấn đấu sau 10 năm nữa trở thành Trung tâm đào tạo và cung cấp nguồn nhân lực CNTT quốc tế. Từ 2009 đến 2015 cung cấp thêm 250,000 người chuyên môn về CNTT, điện tử, viễn thông. Mỗi năm, số sinh viên CNTT ra trường chỉ đạt khoảng hơn 10.000 sinh viên. Như vậy có thể thấy nhu cầu về nhân lực CNTT là vô cùng lớn.
Hiện nay việc đào tạo CNTT ở các trường ĐH của Việt Nam cũng như trên thế giới thường được phân thành 5 chuyên ngành riêng, đó là: Khoa học máy tính; Kỹ thuật máy tính; Kỹ thuật phần mềm; Hệ thống thông tin; Mạng máy tính và truyền thông. Trong đó có thể mô tả tóm tắt các ngành như sau:
Cụ thể, chuyên ngành sẽ cung cấp cho sinh viên các kiến thức và kỹ năng thực hành về kỹ thuật máy tính, tập trung vào các nội dung như: Thiết kế các hệ thống máy tính và mạng truyền thông; Phát triển các hệ thống nhúng chuyên dụng và đa dụng; Phát triển các hệ thống điều khiển số sử dụng máy tính hoặc vi điều khiển; Các kỹ thuật xử lý tiếng nói, hình ảnh.
Sau khi tốt nghiệp, về mặt chuyên môn sinh viên có thể tham gia thiết kế, xây dựng, cài đặt và bảo trì các thành phần phần cứng, phần mềm của các hệ thống máy tính và các hệ thống thiết bị dựa trên máy tính.
Ngoài ra, trong quá trình học tại Trường Đại học FPT, song song với việc học chuyên sâu về chuyên ngành, sinh viên còn được rèn luyện về phẩm chất chính trị, về ý thức tổ chức kỷ luật, về đạo đức nghề nghiệp. Đặc biệt, sinh viên sẽ được học các kĩ năng nghề nghiệp thực tế tối cần thiết qua quãng thời gian học trên lớp với các giáo viên đến từ các doanh nghiệp hàng đầu về chuyên ngành này, đồng thời học từ chính thực tế va chạm, cọ xát khi tham gia chương trình On the job training.
Sinh viên Trường Đại học FPT cũng được cung cấp một nền tảng vững chắc về ngoại ngữ, khoa học, văn hóa, xã hội, phát huy tính chủ động, sáng tạo trong học tập, công việc và cuộc sống. Trong quá trình học, mỗi sinh viên bắt buộc phải học 2 ngoại ngữ là tiếng Anh và tiếng Nhật. Đồng thời, mọi sinh viên đều được tham gia các khóa học phát triển kĩ năng mềm, gặp gỡ giao lưu trao đổi và học hỏi từ những người nổi tiếng trên mọi lĩnh vực kinh tế văn hóa xã hội nói chung và CNTT nói riêng.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét