Thứ Ba, 26 tháng 7, 2011

Hãy Đọc Xem Họ làm gì...?

Đã không còn thời kỳ Thư ký văn phòng chỉ cần biết đọc, biết viết, biết tính toán chút ít. Ngày nay, những người làm công tác này cần nhiều kỹ năng hơn, đảm nhiệm công việc phức tạp hơn.

Thật vậy, phạm vi chuyên môn nghiệp vụ Thư ký bao quát rộng hơn, ngoài các nghiệp vụ thông thường, người Thư ký còn phải đảm nhiệm các chức năng dịch vụ bao gồm cả kế toán, tài chính, nhân sự, tổng hợp và quản trị. Các chức năng này được thể hiện bằng các nhiệm vụ cụ thể. Trong đó, các nhiệm vụ quan trọng nhất là xử lý thư tín, giao địch điện thoại, chuẩn bị các văn thư, văn bản và các báo cáo chuẩn bị các cuộc họp, các chuyến đi. Không những thế, họ còn là người làm việc với các Công ty y tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, dịch vụ nhà đất. Đôi khi họ cũng phải gặp gỡ các Luật sư làm việc với Tòa án để giải quyết những vụ việc thay cho các nhà quản lý cấp cao.

Họ là những nhân viên năng động với lịch làm việc dày đặc. Họ gặp gỡ và tiếp xúc với rất nhiều người thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau, từ giới truyền thông, cơ quan chính quyền, công ty dịch vụ, đại lý công ty và cả khách hàng ... Hầu hết các cuộc gặp bắt đầu bằng những cái bắt tay thân thiện và kết thúc trong sự hiểu biết. Đó chính là hình ảnh về các nhân viên quan hệ công chúng  có liên quan đến ngành thư ký văn phòng không ?.

Bên cạnh đó ngành Chế biến thủy sản là khâu cuối cùng, góp phần nâng cao giá trị sản phẩm thủy sản trước khi đưa sản phẩm ra thị trường tiêu thụ. Những sản phẩm thủy sản chế biến không những phục vụ nhu cầu tiêu thụ nội địa mà còn được xuất khẩu, đem về ngoại tệ cho đất nước. Những bước thăng trầm của ngành này luôn gắn liền với nhịp sống chung của nền kinh tế đất nước, nhất là công cuộc đổi mới toàn diện đất nước.

Thứ Sáu, 22 tháng 7, 2011

Du lịch là...

Xã hội càng phát triển, nền kinh tế càng dịch chuyển sang các ngành dịch vụ. Du lịch là một trong những dịch vụ được chú ý nhất hiện nay, phát triển sôi nổi, mạnh mẽ ở cả hai lĩnh vực: Lữ hành và Nhà hàng – khách sạn.
 
 

Hiện nay, các khách sạn, nhà hàng, công ty lữ hành ngày càng tăng nhanh cả về số lượng và quy mô, chính là một hứa hẹn lớn đem lại nhiều cơ hội nghề nghiệp như ý cho các nhà quản lý.
  
Nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của xã hội về nguồn nhân lực hoạt động trong các lĩnh vực của du lịch, Khoa Du lịch trường ĐHDL Văn Lang đào tạo 2 chuyên ngành: Quản trị nhà hàng - khách sạn và Quản trị lữ hành.

Chương trình đào tạo của ngành Quản trị nhà hàng - khách sạn giúp sinh viên nắm vững kiến thức cơ bản về kinh tế - xã hội và quản trị kinh doanh du lịch; nắm vững kỹ năng chuyên sâu về quản trị khách sạn, nhà hàng và các khu nghỉ dưỡng; khả năng hoạch định chính sách, chiến lược kế hoạch kinh doanh của nhà hàng - khách sạn; khả năng quản lý và tổ chức các hoạt động kinh doanh du lịch và tạo lập doanh nghiệp mới.

Chương trình đào tạo của ngành Quản trị Du lịch lữ hành cung cấp những kiến thức cơ bản về kinh tế - xã hội của Việt Nam và các nước trên thế giới; cung cấp kỹ năng chuyên sâu về quản trị lữ hành, hướng dẫn du lịch và ngoại ngữ.

Sau khi ra trường, sinh viên có thể đảm nhiệm nhiều vai trò, vị trí khác nhau để làm những công việc có liên quan đến dịch vụ du lịch: Nhân viên các công ty dịch vụ giải trí; Hướng dẫn viên; Nhân viên qui hoạch và thiết kế sản phẩm du lịch; Nhân viên tại các cơ quan văn hóa; Nhân viên Sales & Marketing trong các doanh nghiệp du lịch và dịch vụ liên quan; Tổ trưởng các bộ phận trong khách sạn – nhà hàng…


Hình ảnh một nhóm sinh viên khoa Du lịch, trường ĐHDL Văn Lang đang kiến tập tại resort Phan Thiết
Đào tạo ngành học có những yêu cầu đặc biệt về kiến thức và kỹ năng thực tế, Khoa Du lịch luôn luôn tạo điều kiện để sinh viên có thể thâm nhập, tiếp cận và cọ xát với thực tế thông qua các chương trình kiến tập, thực tập, mô phỏng.

Sinh viên ngành Quản trị Nhà hàng Khách sạn sẽ đi kiến tập tại các resort vào năm thứ nhất do Khoa tổ chức, kiến tập tại các khách sạn vào năm thứ 2 do sinh viên tự liên hệ có sự giới thiệu của Khoa, năm thứ 3 và năm thứ 4 sinh viên sẽ thực tập tại các nhà hàng, khách sạn do sinh viên tự chọn và liên hệ.

Đối với ngành Quản trị Du lịch Lữ hành, sinh viên sẽ đi thực tập tour Miền Tây – Phú Quốc (khoảng 6 ngày 5 đêm) vào năm thứ nhất, thực tập tour Tây Nguyên – Miền Trung (khoảng 11 ngày 10 đêm) vào năm thứ 2, năm thứ 3 và năm thứ 4 sinh viên sẽ thực tập tại các doanh nghiệp du lịch với những công việc cụ thể như một nhân viên thực thụ.

Thứ Tư, 20 tháng 7, 2011

Mùa tuyển sinh: nên tìm kiếm tư vấn

Để công việc tư vấn tốt ở bất cứ lãnh vực nào, phụ thuộc vào việc các thành viên đặt câu hỏi. Câu hỏi thuộc cả hai bên, bên trả lời tư vấn tuyển sinh và cả bên được tư vấn. Chính thầy cô, cha mẹ, người thân, báo chí, sách vở, truyền hình đã đóng góp rất nhiều để giúp các em chọn lựa tốt hơn. Theo dõi câu chuyện tư vấn của các năm qua, tôi nhận thấy tư vấn tuyển sinh đã giải quyết một số câu hỏi then chốt sau: chỉ tiêu mỗi trường, tỷ lệ chọi, điểm chuẩn; các ngành mới hình thành năm này; mỗi trường có bao nhiêu khoa, mỗi khoa có mấy chuyên ngành hẹp; trường nào có liên thông trung cấp lên cao đẳng, cao đẳng lên đại học; cơ chế học bổng mỗi trường; trường có hệ tại chức, ký túc xá hay giới thiệu nhà trọ cho sinh viên không? Ngành nào đang hấp dẫn, nhu cầu xã hội lớn, ngành nào dễ, khó đậu?

Người viết bài này từng đề xuất là cần nhanh chóng có một cuộc điều tra, thống kê, ghi nhận thực tế để tìm ra nguyên nhân vì sao những thí sinh biết rõ năng lực mình sẽ không thể thi đỗ vào ĐH, CĐ nhưng vẫn cứ tham gia thi tuyển. Rõ ràng, vấn đề không chỉ ở yếu tố “văn hóa bằng cấp”, mà đang có những lỗ hổng thật sự trong nhận thức của học sinh cuối cấp THPT về vấn đề thi cử.

Nghĩ rộng ra, các em thiếu sự định hướng cho con đường tương lai khi bước ra khỏi tuổi học trò, các em chưa nhìn thấy những con đường khác để đi, các em không đủ tự tin để quyết định từ chối con đường vào ĐH, CĐ. Đổ lỗi cho các em sẽ là điều chưa thuyết phục, người lớn phải xem đó là trách nhiệm, thế nhưng, ai gánh vác điều này ?

Hàng năm, cứ đến mùa tuyển sinh lại ồ ạt các buổi tư vấn. Nhưng nội dung các cuộc tư vấn tuyển sinh đó đa phần hướng các em vào con đường ĐH, CĐ chứ ít có vạch cho học sinh tìm kiếm những con đường khác để lựa chọn. Những nhà hoạch định chiến lược giáo dục nước ta cần phải nghiên cứu, tìm hiểu và đưa ra những giải pháp góp phần tránh lãng phí.

Là cha mẹ, mỗi người đều phải đánh giá lực học của con mình để góp phần phân tích, lựa chọn. Học sinh, hơn ai hết, phải tự biết năng lực thật sự, để tìm hướng đi tốt nhất cho cuộc đời mình. 

Thứ Ba, 19 tháng 7, 2011

Cổng thông tin Giáo dục Edunet

Công bố dự án tư vấn tuyển sinh Edunet
ICTnews – Ngày 12/7, công ty CP giải pháp Tiếp thị Việt Nam (Vietnam Marketing) đã công bố dự án tư vấn tuyển sinh Edunet miễn phí đầu tiên tại Việt Nam.
Dự án mang tính cộng đồng này sẽ góp phần hỗ trợ các thí sinh và phụ huynh trong việc tư vấn, định hướng nghề nghiệp, tuyển sinh vào các trường đại học, cao đẳng và trung cấp trên toàn quốc.

Ông Phạm Phúc Tiến, Giám đốc Vietnam Marketing cho biết, dự án tuyển sinh Edunet có 3 kênh tư vấn, hỗ trợ cho thí sinh gồm: tra cứu, tìm ngành, trường trên website tại địa chỉ E dunet.com.vn ; tư vấn hướng nghiệp, chọn ngành, trường trực tiếp qua tổng đài điện thoại 086.2621.234 và tư vấn tuyển sinh, hướng nghiệp trực tiếp tại văn phòng tư vấn tuyển sinh số 720/9 Âu Cơ - P.14 - Q.Tân Bình – TP.HCM.

Đặc biệt, cổng thông tin điện tử tư vấn tuyển sinh Edunet sẽ là một công cụ tư vấn định hướng về ngành nghề, cho phép người dùng tìm kiếm chính xác, sàng lọc và sắp xếp linh hoạt theo tiêu chí tìm kiếm của mình.

Được biết, dự án tư vấn tuyển sinh Edunet này do nhóm cựu sinh viên Việt Nam đang công tác tại Nhật Bản cùng một số nhà giáo và chuyên gia tâm lý – giáo dục phối hợp thực hiện.

Duy Nguyên

Thứ Hai, 18 tháng 7, 2011

Ngành Nhà Hàng

Một chuyên gia ẩm thực đã viết: Hai yếu tố đặc trưng của ẩm thực Việt nam là món ăn rất tươi ngon vì thực phẩm chế biến được mua trực tiếp từ chợ ngay trong ngày, và các món ăn Việt nam rất tốt cho sức khoẻ vì chúng có tính cân bằng âm dương.

Tại Việt nam, thức ăn thường được ăn kèm với rất nhiều loại nước chấm, gia vị- ví dụ như tương ớt, nước mắm, nước chấm (được pha từ nước mắm và thêm nhiều thành phần khác, gia vị (muối, tiêu, bột ngọt, chanh …), xì dầu, mắm tôm …Cơm là thực phẩm chính hàng ngày của người Việt. Đối với người ăn chay, nguồn rau quả ở Việt nam rất phong phú, và thêm vào đó là số lượng Nhà hàng bán đồ ăn chay cũng rất nhiều.


Khám phá ẩm thực Hà nội bằng cách đi ăn là một thú vui khi đến Thủ đô của Việt nam. ẩm thực miền Bắc Việt nam thường được chế biến ít gia vị và ít cay hơn miền nam, các món ăn thường được chế biến thiên về các món nóng như hấp, luộc…


Thật dễ dàng để tìm một Nhà hàng, quán ăn phục vụ các món truyền thống Bắc bộ hoặc ẩm thực ba miền tại Hà nội. Cũng không khó để tìm những Nhà hàng phục vụ các món ăn của các quốc gia khác trên Thế giới, từ kiể đồ ăn quốc tê đến vùng Địa Trung hải, từ Á sang Âu, từ hải sản đến đồ chay … hà nội cũng có rất nhiều Nhà hàng cao cấp sang trọng phục vụ các khách thương gia, chính khách, cũng có rất nhiều Nhà hàng bình dân phục vụ mọi tầng lớp. Hầu hết các khách sạn lớn cũng đều có một đến vài Nhà hàng bên trong.


Phở Hà nội là một trong những món đặc trưng cuỉa ẩm thực Hà thành. Có thể dễ dàng tìm thấy các quán Phở mọi nơi ở Hà nội. Món Phở hiện nay đã trở thành một trong những món đặc trưng của Việt nam, mang tính chất Quốc hồn, Quốc tuý. Bia Hơi Hà nội cũng là một đặc trưng khác của ẩm thực Hà nội, rất rẽ, và mọi du khách đến Hà nội nên thử.


Cũng như Hà nội, ngoài các Nhà hàng Việt nam, Sài gòn có một hệ thống rất nhiều Nhà hàng phục vụ các món ăn của các nền ẩm thực khác trên Thế giới.Du khách hay cư dân địa phương đều có thể dễ dàng tìm kiếm một kiểu đồ ăn mình ưa thích tại đây. Đồ ăn ở Sài gòn nói chung là được chế biến với nhiều gia vị hơn, cau hơn miền Bắc. Chợ lớn -được xem là khu người Hoa – là khu vực nhiều Nhà hàng phục vụ đồ ăn Trung hoa. Hầu hết các khách sạn lớn tại Sài gòn đều có ít nhất là một Nhà hàng cao cấp với cất lượng phục vụ chuyên nghiệp và đồ ăn tuyệt ngon. Tuy nhiên những Nhà hàng độc lập mới thực sự phù hợp với tất cả Du khách hay dân bản địa cho bữa ăn hàng ngày bởi chất lượng đảm bảo, giá cả hợp lý và rất thân thiện, dễ bước vào.

Ngành du lịch Lữ Hành

Chương trình đào tạo:
Đào tạo các chuyên viên có kiến thức nền tảng về kinh tế, văn hóa, quản trị kinh doanh…, có kiến thức chuyên sâu về kinh doanh du lịch lữ hành và hướng dẫn du lịch; có tư duy sáng tạo, có khả năng quản lý, am hiểu về văn hóa, môi trường du lịch; sử dụng tốt tin học và Anh ngữ trong giao tiếp và trong nghiệp vụ.

Sinh viên tốt nghiệp có khả năng làm việc tại các doanh nghiệp du lịch trong nước và quốc tế, các văn phòng du lịch, đại lý du lịch; các khu du lịch, dịch vụ du lịch, văn phòng các cơ quan quản lý nhà nước về du lịch, các khu di tích, bảo tàng, bảo tồn, các khách sạn… để thực hiện các nghiệp vụ: Xây dựng và tổ chức thực hiện các kế hoạch và chiến lược kinh doanh; quản lý và điều hành các doanh nghiệp kinh doanh du lịch lữ hành; xây dựng và thực hiện các chương trình du lịch trong nước và quốc tế; thực hiện các nghiệp vụ hướng dẫn du lịch; nghiên cứu các vấn đề về kinh tế du lịch, marketing du lịch…


Cao đẳng: 148 ĐVHT bao gồm 38 môn học, 1 thực hành nghề nghiệp, 1 thực tập tốt nghiệp, 1 chuyên đề tốt nghiệp, một số chương trình ngoại khóa và chương trình kiến tập . (3 NĂM)

2. Cơ sở
Em sẽ học một trong cơ sở của trường do Phòng Đào tạo xếp lịch ngẫu nhiên.
3. Ngành học
Tất cả các ngành xét hệ CĐ năm này đều có đội ngũ GV và cơ sở vật chất tốt.

Ngành chế biến lâm sản đang thiếu nhân lực

Vừa qua, chương trình Tư vấn Hướng nghiệp – Tuyển sinh 2009 của Báo SGGP liên tục nhận được nhiều câu hỏi của học sinh về ngành chế biến lâm sản (CBLS). Trả lời những thắc mắc này, TS Hoàng Thị Thanh Hương – Phó Trưởng khoa Lâm nghiệp Trường ĐH Nông Lâm TPHCM cho biết: Sinh viên theo học ngành CBLS sẽ được đào tạo thành kỹ sư công nghệ CBLS. Kỹ sư công nghệ CBLS có thể thực hiện các nghiên cứu chuyên sâu về gỗ, sản phẩm gỗ và vật liệu gỗ, công nghệ chế tạo các sản phẩm từ gỗ và các lâm sản khác.
Đặc biệt, kỹ sư CBLS còn làm công tác thiết kế, tạo mẫu các sản phẩm đồ gỗ nội - ngoại thất đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu, có khả năng thiết kế, quản lý các dây chuyền công nghệ sản xuất CBLS và tham gia tập huấn, chuyển giao kỹ thuật, công nghệ chuyên ngành gỗ và vật liệu gỗ.

Tuy nhiên, theo TS Hoàng Thị Thanh Hương, do thiếu thông tin nên có rất nhiều thí sinh lo ngại học ngành CBLS ra trường sẽ bị “ế”. Nhưng thực tế thì hoàn toàn ngược lại, ngành này đang rất thiếu nhân lực. Các sản phẩm đồ gỗ của Việt Nam đang được xuất khẩu đến 120 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Trong năm 2008, ngành CBLS đạt kim ngạch xuất khẩu đến 2,8 tỷ USD. Và các sản phẩm đồ gỗ chủ yếu làm từ gỗ rừng trồng mọc nhanh, gỗ nhân tạo, lâm sản ngoài gỗ, các vật liệu tổng hợp, phế liệu nông lâm nghiệp.
Ngoài ra, nguồn nguyên liệu gỗ còn được nhập khẩu từ các nước trong khu vực Đông Nam Á như Lào, Campuchia, Indonesia, Malaysia và Trung Quốc… Tại TPHCM, có rất nhiều doanh nghiệp trong và ngoài nước đang hoạt động tại các khu công nghiệp, khu chế xuất với nhu cầu tuyển dụng rất nhiều. Không dừng lại đó, nhiều doanh nghiệp còn đặt hàng trước với trường thông qua việc cấp học bổng, hỗ trợ thực tập và đưa ra mức lương hấp dẫn. Một thông tin nữa xin gửi đến thí sinh là mục từ nay đến 2020 xuất khẩu sản phẩm gỗ nước ta dự kiến đạt 7 tỷ USD.

Như vậy, như cầu về lao động trong ngành CBLS là rất lớn. Thế nhưng hiện nay cả nước chỉ có 3 trường đào tạo kỹ sư công nghệ CBLS: phía Nam có Trường ĐH Nông TPHCM, miền Trung có Trường ĐH Nông Lâm Huế và Hà Nội có ĐH Lâm nghiệp Việt Nam.

Qua khảo sát tại một số doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu lâm sản, mức lương các kỹ sư được trả từ 200 USD - 1.000 USD/tháng (công ty nước ngoài), các doanh nghiệp trong nước trả lương từ 2,5 triệu đồng – 10 triệu đồng/tháng.

Ngành Vật lý kỹ thuật

Chương trình đào tạo ngành Vật lý kỹ thuật nhằm trang bị cho sinh viên các kiến thức cơ bản về vật lý, sự hiểu biết về khoa học kỹ thuật cũng như các kỹ năng giải quyết các vấn đề trong thực tế. Kỹ sư ngành Vật lý kỹ thuật làm việc tại các cơ sở đào tạo, nghiên cứu khoa học, các xí nghiệp công nghiệp, các cơ quan quản lý và phục vụ quân đội. Những kiến thức về vật lý và các lĩnh vực liên quan như điện tử, tin học, tự động hóa, công nghệ và vật liệu tiên tiến giúp cho người học phát huy ưu thế của những nhà vật lý thực nghiệm: vừa hiểu sâu về vật lý, vừa nắm vững kỹ thuật, có khả năng thích ứng cao, có khả năng phục vụ tốt, đặc biệt trong các lĩnh vực công nghệ tiên tiến, có tốc độ phát triển nhanh như công nghệ thông tin, công nghệ điện tử, công nghệ vật liệu. 
            Ngành Vật lý kỹ thuật có thể bao gồm các chuyên ngành sau: Vật liệu điện tử, Vật lý và công nghệ nano, Kỹ thuật hạt nhân và vật lý môi trường, Vật lý tin học, Vật lý và kỹ thuật ánh sáng, Năng lượng tái tạo, Phân tích và đo lường vật lý...

Chương trình đào tạo ngành Vật lý kỹ thuật - bậc Đại học hướng tới sinh viên với các mục tiêu cụ thể sau:
Chương trình đào tạo ngành Vật lý kỹ thuật nhằm trang bị cho sinh viên các kiến thức cơ bản về vật lý, sự hiểu biết về khoa học kỹ thuật cũng như các kỹ năng giải quyết các vấn đề trong thực tế. Kỹ sư ngành Vật lý kỹ thuật làm việc tại các cơ sở đào tạo, nghiên cứu khoa học, các xí nghiệp công nghiệp, các cơ quan quản lý và phục vụ quân đội. Những kiến thức về vật lý và các lĩnh vực liên quan như điện tử, tin học, tự động hóa, công nghệ và vật liệu tiên tiến giúp cho người học phát huy ưu thế của những nhà vật lý thực nghiệm: vừa hiểu sâu về vật lý, vừa nắm vững kỹ thuật, có khả năng thích ứng cao, có khả năng phục vụ tốt, đặc biệt trong các lĩnh vực công nghệ tiên tiến, có tốc độ phát triển nhanh như công nghệ thông tin, công nghệ điện tử, công nghệ vật liệu. 

Chủ Nhật, 17 tháng 7, 2011

Học ngành quản lý công nghiệp


Thuộc lĩnh vực quản trị kinh doanh nhưng được đặt trong trường đại học thiên về kỹ thuật công nghệ, ngành Quản lý Công nghiệp tạo điề u kiện để các sinh viên phát triển cả năng lực quản trị kinh doanh và khoa học kỹ thuật trong một chương trình đào tạo gồm 3 nhóm môn học:
 Nhóm giáo dục đại cương gồm các kiến thức nâng cao về toán - lý - hóa đưa người làm quản lý sau này có năng lực cơ bản ngang tầm với các kỹ sư. Cùng lúc, các môn học về xã hội - nhân văn trong chương trình giúp sinh viên có định hướng đúng đắn trong xã hội và liên tục hoàn thiện bản thân.
  Nhóm kinh tế - quản lý gồm kinh tế học, quản lý tiếp thị, quản lý sản xuất, quản lý nhân sự, hệ thống thông tin quản lý, quản lý tài chính,… trang bị các kiến thức chuyên môn về quản lý trong tất cả các khâu then chốt của doanh nghiệp. Ngoài ra, chương trình còn rất chú trọng về tiếng Anh và Công nghệ Thông tin để sinh viên luôn luôn bắt nhịp và sẵn sàng đương đầu với mọi thử thách trong môi trường kinh doanh. Thiết kế của chương trình còn có phần môn học tự chọn tạo sự linh hoạt trong tự đào tạo đến từng sinh viên.
+ Nhóm kỹ thuật công nghệ như kỹ thuật cơ khí, kỹ thuật điện, kỹ thuật hóa học,… giúp nhà quản lý sau này phối hợp hiệu quả với các kỹ sư, nắm bắt dễ dàng các quá trình và sản phẩm công nghiệp.

Hiện nay ở TPHCM có hai trường đào tạo ngành quản lý công nghiệp là ĐH Bách khoa và ĐH Sư phạm Kỹ thuật vậy chương trình đào tạo có giống nhau không? Ngành này có liên quan gì đến kinh tế không? Sau khi tốt nghiệp có thể học lên cao học? Nguyễn Quang (quangnguyen@yahoo.com)

- TS Nguyễn Thanh Nam, Trưởng Phòng Đào tạo Trường ĐH Bách khoa TPHCM, trả lời: 
 
Nhìn chung các ngành có cùng tên gọi ở các trường khác nhau sẽ có nhiều điểm giống nhau trong chương trình đào tạo, mặt khác nhau khi đó phần nhiều phụ thuộc vào xuất phát điểm của ngành và đối tượng cũng như mục tiêu đào tạo của trường. Mục tiêu của ngành quản lý công nghiệp là cung cấp cho người học cả kiến thức về quản trị kinh doanh (kinh tế) và kiến thức nền tảng về kỹ thuật công nghệ. Như vậy, nhà quản lý sau này sẽ có thể phối hợp rất hiệu quả với công tác của các kỹ sư, nắm bắt dễ dàng hơn các quá trình và sản phẩm công nghiệp mới. Tốt nghiệp ngành quản lý tại Trường ĐH Bách khoa, có thể đảm nhận ngay vị trí quản lý ở các bộ phận kế hoạch, điều độ sản xuất, quản lý chất lượng, quản lý dự án,... làm việc trong các đơn vị sản xuất công nghiệp, khu công nghiệp- khu chế xuất hoặc có thể học tiếp cao học quản trị kinh doanh tại trường.

Ngành Kỹ thuật máy tính là gì ?

Tại Diễn đàn Công nghệ thông tin (CNTT) Thế giới 2009 mới đây, nhiều đại biểu các nước đã đánh giá sự phát triển của CNTT Việt Nam là đáng kinh ngạc và là một mẫu hình phát triển mà nhiều quốc gia cần học hỏi. Năm 2009 công nghiệp CNTT Việt Nam tăng trưởng khoáng 20%, đạt 6,2 tỷ USD. Trong đó, công nghiệp điện tử và phần cứng máy tính đang chiếm tỷ trọng lớn, doanh thu bình quân trên mỗi lao động cao. Tuy nhiên hiện nay Việt Nam đang gặp phải vấn đề rất lớn về nguồn nhân lực CNTT. Trong Kế hoạch tổng thể phát triển nguồn nhân lực công nghệ thông tin đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020, một mục tiêu đầy tham vọng được đặt ra trong thời gian ngắn. Đó là, Việt Nam phấn đấu sau 10 năm nữa trở thành Trung tâm đào tạo và cung cấp nguồn nhân lực CNTT quốc tế. Từ 2009 đến 2015 cung cấp thêm 250,000 người chuyên môn về CNTT, điện tử, viễn thông. Mỗi năm, số sinh viên CNTT ra trường chỉ đạt khoảng hơn 10.000 sinh viên. Như vậy có thể thấy nhu cầu về nhân lực CNTT là vô cùng lớn.
Hiện nay việc đào tạo CNTT ở các trường ĐH của Việt Nam cũng như trên thế giới thường được phân thành 5 chuyên ngành riêng, đó là: Khoa học máy tính; Kỹ thuật máy tính; Kỹ thuật phần mềm; Hệ thống thông tin; Mạng máy tính và truyền thông. Trong đó có thể mô tả tóm tắt các ngành như sau:
Cụ thể, chuyên ngành sẽ cung cấp cho sinh viên các kiến thức và kỹ năng thực hành về kỹ thuật máy tính, tập trung vào các nội dung như: Thiết kế các hệ thống máy tính và mạng truyền thông; Phát triển các hệ thống nhúng chuyên dụng và đa dụng; Phát triển các hệ thống điều khiển số sử dụng máy tính hoặc vi điều khiển; Các kỹ thuật xử lý tiếng nói, hình ảnh.
Sau khi tốt nghiệp, về mặt chuyên môn sinh viên có thể tham gia thiết kế, xây dựng, cài đặt và bảo trì các thành phần phần cứng, phần mềm của các hệ thống máy tính và các hệ thống thiết bị dựa trên máy tính.
Ngoài ra, trong quá trình học tại Trường Đại học FPT, song song với việc học chuyên sâu về chuyên ngành, sinh viên còn được rèn luyện về phẩm chất chính trị, về ý thức tổ chức kỷ luật, về đạo đức nghề nghiệp. Đặc biệt, sinh viên sẽ được học các kĩ năng nghề nghiệp thực tế tối cần thiết qua quãng thời gian học trên lớp với các giáo viên đến từ các doanh nghiệp hàng đầu về chuyên ngành này, đồng thời học từ chính thực tế va chạm, cọ xát khi tham gia chương trình On the job training.
Sinh viên Trường Đại học FPT cũng được cung cấp một nền tảng vững chắc về ngoại ngữ, khoa học, văn hóa, xã hội, phát huy tính chủ động, sáng tạo trong học tập, công việc và cuộc sống. Trong quá trình học, mỗi sinh viên bắt buộc phải học 2 ngoại ngữ là tiếng Anh và tiếng Nhật. Đồng thời, mọi sinh viên đều được tham gia các khóa học phát triển kĩ năng mềm, gặp gỡ giao lưu trao đổi và học hỏi từ những người nổi tiếng trên mọi lĩnh vực kinh tế văn hóa xã hội nói chung và CNTT nói riêng.

Ngành luật quốc tế có gì thú vị nhỉ?

Khoa Pháp luật quốc tế và kinh doanh quốc tế được hình thành từ ngay những ngày đầu thành lập trường và là một trong năm khoa chuyên ngành Luật của Trường Đại học Luật Hà Nội.

          Khoa pháp luật quốc tế và kinh doanh quốc tế có nhiệm vụ đào tạo luật học theo chuyên ngành luật quốc tế và kinh doanh quốc tế. Đội ngũ giảng viên của Khoa đảm nhiệm việc giảng dạy những môn học thiết yếu đối với sinh viên của tất cả các chuyên ngành Luật của trường như Tư pháp quốc tế, Công pháp quốc tế, Luật Thương mại quốc tế, Luật kinh doanh quốc tế, Quan hệ kinh tế quốc tế.
          Khoa pháp luật quốc tế còn có các môn chuyên ngành bắt buộc dành riêng cho sinh viên thuộc Khoa như Thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất nhập khẩu, Luật vận chuyển hàng hải và hàng không quốc tế, Luật Biển quốc tế hiện tại, Luật tài chính ngân hàng quốc tế... Đồng thời để đáp ứng đòi hỏi của xã hội về các kiến thức hữu ích của quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, một loạt các chuyên đề đào tạo cũng đã được thiết kế và ngày một hoàn thiện như: Luật sở hữu trí tuệ quốc tế, Luật bảo hiểm trong vận chuyển quốc tế, Luật đấu thầu quốc tế, Luật cạnh tranh chống độc quyền trong kinh doanh quốc tế, Luật giao dịch chứng khoán trong kinh doanh quốc tế, Luật vận chuyển đường bộ quốc tế, Luật vận chuyển đường sắt quốc tế, Luật vận chuyển đường bưu chính quốc tế, Luật vận chuyển đa phương thức quốc tế, Quy chế xuất nhập khẩu, quản lý ngoại hối, Thuế trong kinh doanh quốc tế, Trách nhiệm của nhà sản xuất trong kinh doanh quốc tế, Quảng cáo, hội chợ và triển lãm quốc tế, Kỹ năng đàm phán, ký kết và vấn đề thực thi điều ước quốc tế về thương mại, Hợp đồng thương mại quốc tế, Giải quyết tranh chấp trong thương mại quốc tế.
          Sinh viên theo học tại Khoa pháp luật quốc tế sẽ có nhiều cơ hội trong việc tìm hiểu các kiến thức pháp luật về giao thương quốc tế và hoàn toàn có thể tự tin với hành trang tri thức để thực hành nghề nghiệp trong tương lai. Nhiều sinh viên của Khoa sau khi tốt nghiệp đã sớm khẳng định được uy tín và giành được những vị trí cao trong xã hội. Hiện nay, tổng số sinh viên theo học tại Khoa gồm có hơn 800 sinh viên là những đại diện ưu tú đến từ nhiều tỉnh thành của Việt Nam, bên cạnh đó Khoa còn vinh dự được đào tạo nhiều sinh viên đến từ các nước bạn Lào, Cămpuchia góp phần tăng cường tình hữu nghị, hợp tác giữa các quốc gia trong khu vực.

Ngành Luật: Luật kinh tế


Sinh viên Trường ĐH Kinh tế-Luật (ĐH Quốc gia TP.HCM) ra trường được cấp bằng tốt nghiệp ngành chính là Luật kinh tế, những chuyên ngành Tài chính-ngân hàng-chứng khoán, hoặc Kinh doanh, Thương mại quốc tế… sẽ được ghi vào bảng điểm học tập của sinh viên. Kể từ năm 2011, trường sẽ thay đổi tên gọi ngành đào tạo và thông báo tuyển sinh theo đúng tên ngành quy định là Luật kinh tế.



Thực hiện việc chuyển đổi lại tên ngành đào tạo theo quy định của Bộ GD&ĐT, từ khóa tuyển sinh ĐH-CĐ năm 2011, sinh viên học ngành nào sẽ được cấp bằng đúng theo tên gọi ngành học tuyển sinh đầu vào. (Hình: Trường ĐH Kinh tế - luật TPHCM)

Theo Thạc sĩ Lâm Tường Thoại, Trưởng phòng đào tạo Trường ĐH kinh tế-Luật (ĐH Quốc gia TP.HCM) cho biết, quy chế đào tạo của Bộ GD&ĐT cho phép một ngành nhưng có nhiều chương trình đào tạo khác nhau. Có nghĩa là sinh viên đào tạo ra sẽ được cấp bằng tốt nghiệp ngành chính là Luật kinh tế, những chuyên ngành Tài chính-ngân hàng-chứng khoán, hoặc Kinh doanh, Thương mại quốc tế… sẽ được ghi vào bảng điểm học tập của sinh viên. Kể từ năm 2011, trường sẽ thay đổi tên gọi ngành đào tạo và thông báo tuyển sinh theo đúng tên ngành quy định là Luật kinh tế. Những quy định mới này của Bộ GD&ĐT không mang tính hồi tố. Việc đổi tên ngành không ảnh hưởng đến việc cấp bằng của sinh viên. Còn chương trình đào tạo thì không có gì thay đổi.

Cũng theo Thạc sĩ Lâm Tường Thoại, tại Trường ĐH Kinh tế-Luật, những sinh viên các khóa từ 2007 đến 2010, sau khi ra trường sẽ được cấp bằng theo đúng tên ngành tuyển sinh đầu vào, nghĩa là không có thay đổi tên ngành học. Còn những sinh viên khóa tuyển sinh từ 2011 trở đi sẽ được đào tạo và cấp bằng theo đúng với quy định của Bộ GD&ĐT, nghĩa là sẽ được cấp bằng Luật kinh tế.

Trước đây ngành học Quản trị luật tại Trường ĐH Luật TP.HCM được thiết kế đào tạo trong năm năm với hai khối lượng kiến thức song hành, vừa quản trị kinh doanh vừa luật. Đến nay, theo quy định mới của Bộ GD&ĐT thì ngành học này bị buộc vào khung chương trình đào tạo gói gọn trong bốn năm và chương trình đào tạo sẽ được thiết kế lại theo ngành Quản trị kinh doanh nhưng chuyên ngành Quản trị-luật.

PGS-TS Mai Hồng Quỳ, Hiệu trưởng Trường ĐH Luật TP.HCM, cho biết khi nhà trường mở ngành đào tạo là được sự cho phép của Bộ GD&ĐT và Bộ Tư pháp về việc đào tạo ngành Quản trị-luật. Đối với hai khóa sinh viên đang theo học ngành này sẽ có hai quyền lựa chọn. Một là khi ra trường sẽ được nhận bằng tốt nghiệp ĐH trong đó ghi rõ là ngành Quản trị-luật. Khả năng thứ hai là lấy bằng tốt nghiệp ghi ngành Quản trị kinh doanh nhưng trong bảng điểm ghi chuyên ngành đào tạo là Quản trị-luật.

Còn đối với các khóa học quản trị kinh doanh sắp tới, trong thiết kế chương trình đào tạo của Trường ĐH Luật TP.HCM, khi học xong chương trình này sẽ hoàn tất được 18 tín chỉ về chương trình luật. Nếu học văn bằng hai chính quy của trường về ngành luật sẽ được miễn những môn đã học, tốt nghiệp sẽ được cấp hai bằng cử nhân chính quy là Quản trị kinh doanh và Luật.
NGÀNH QUẢN TRỊ VĂN PHÒNG
 
* Mục đích mở ngành học:

Các-Mác từng nói “Mỗi một dàn nhạc cần phải có một nhạc trưởng”. Sinh viên tốt nghiệp cao đẳng Quản trị văn phòng là người được đào tạo không chỉ làm được “nhạc trưởng” để quản lí và lãnh đạo văn phòng mà còn có năng lực chuyên môn, nghiệp vụ như các “nhạc công” để đảm bảo thực hiện tốt các nhiệm vụ được giao trong công tác văn phòng ở các cơ quan.
Văn phòng - nhân viên - nhà quản lí (quản trị) văn phòng không thể thiếu ở bất cứ cơ quan nào. Vì vậy sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành Quản trị văn phòng đang có rất nhiều cơ hội tìm việc làm.
Xuất phát từ nhu cầu thực tế và năng lực đáp ứng của Nhà trường, năm 2005, Trường Cao đẳng Văn thư Lưu trữ Trung ương I (nay là Trường Cao đẳng Nội vụ Hà Nội) đã được Bộ Giáo dục và Đào tạo đồng ý cho mở ngành đào tạo cao đẳng ngành Quản trị văn phòng hệ chính quy. Đây là cơ sở đầu tiên trong cả nước đào tạo chuyên ngành này ở bậc cao đẳng.

* Mục tiêu đào tạo:

Ngành Quản trị văn phòng được xây dựng dựa trên nhu cầu của xã hội nhằm cung cấp nguồn nhân lực có chuyên môn, trình độ về Quản trị văn phòng bậc cao đẳng cho các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp từ Trung ương đến địa phương.
Sinh viên sẽ được học các học phần để có trình độ, năng lực:
+ Quản lí, triển khai, hướng dẫn và áp dụng các kĩ thuật nghiệp vụ văn phòng:
Các kĩ năng làm việc và các biện pháp có tính công nghệ được áp dụng trong việc tổ chức hoạt động, điều hành và quản lí văn phòng để giải quyết các công việc liên quan đến công tác quản lí, điều hành của các cơ quan, tổ chức nói chung và của văn phòng nói riêng.
+ Thực hiện thành thạo các kĩ thuật nghiệp vụ hành chính:
Kĩ thuật tham mưu, tổng hợp và cung cấp thông tin phục vụ cho hoạt động quản lí; kĩ thuật soạn thảo văn bản; kĩ thuật tổ chức bảo quản, quản lí văn bản và khai thác sử dụng có hiệu quả các nguồn thông tin phục vụ cho cơ quan và lãnh đạo; kĩ năng giao tiếp nơi công sở; phương pháp tổ chức các hoạt động, bố trí sắp xếp các công việc và cải tiến lề lối làm việc trong văn phòng; phương pháp kiểm tra, đánh giá, điều hành các hoạt động của cấp dưới thuộc thẩm quyền.
+ Ứng dụng và sử dụng thành thạo các thiết bị văn phòng hiện đại; các chương trình phần mềm tin học thông dụng trong trao đổi thông tin nghiệp vụ, quản lí văn bản, soạn thảo văn bản và bảo mật thông tin.

Ngành Hệ thống thông tin.

Hệ thống thông tin là sự kết hợp của phần cứng, phần mềm và mạng truyền thông được xây dựng và sử dụng để thu thập, tạo, và phân phối các dữ liệu, thông tin và tri thức hữu ích một cách đặc trưng trong bối cảnh của tổ chức. Các tổ chức sử dụng các hệ thống thông tin với nhiều mục đích khác nhau: đạt được lợi thế cạnh tranh, nắm bắt được nhiều khác hàng hơn hoặc cải tiến dịch vụ.
Trong bối cảnh nền kinh tế tri thức hiện tại và tương lai, việc xây dựng một hệ thống thông tin nhằm hỗ trợ cho các tổ chức là một nhu cầu tất yếu. Hệ thống thông tin tác động đến mọi người làm việc trong các tổ chức, đặc biệt là các nhân viên làm việc trong lĩnh vực Công nghệ thông tin. Vì vậy, khoa Hệ thống thông tin đưa ra chương trình đào tạo nhằm đào tạo các sinh viên của mình thành những người có kiến thức và kĩ năng vững vàng trong việc xây dựng cũng như vận hành một hệ thống thông tin.

Cụ thể, sinh viên sẽ được học về Kĩ năng phân tích, thiết kế và xây dựng các hệ thống thông tin cho việc quản lý kinh tế, hành chính và dịch vụ, Năng lực triển khai hệ thống thông tin, Năng lực tham mưu tư vấn và thực hiện nhiệm vụ với tư cách như là một chuyên viên trong lĩnh vực công nghệ thông tin.
Sinh viên tốt nghiệp ra trường có thể làm việc tại các công ty chuyên về hệ thống thông tin, cơ qua nhà quản lý của nhà nước, phụ trách hệ thống thông tin trong các công ty như Phân tích viên hệ thống (systems analyst), tích hợp hệ thống (system integrator), quản trị cơ sở dữ liệu, phân tích hệ thống thông tin. Quản trị hệ thống thông tin tại các cơ quan, Lập trình quản lý cơ sở dữ liệu, Quản lý cơ sở dữ liệu, hỗ trợ ra quyết định cho lãnh đạo, Đào tạo và hướng dẫn các nhân viên ở các bộ phận khác sử dụng thông tin và hệ thống một cách có hiệu quả, Đảm nhận vai trò của một CIO (Giám đốc thông tin), Cán bộ quản lý dự án trong các hướng ngành đang có nhu cầu rất lớn của xã hội: giáo dục điện tử (elearning), thương mại điện tử (e-commerce), chính phủ điện tử (e-government), các hệ thống thông tin địa lý (GIS)... hoặc Nghiên cứu viên, giảng viên.
Hiện nay Công ty Hệ thống thông tin FPT – thuộc Tập đoàn FPT là một trong những công ty hệ thống thông tin lớn nhất và chuyên nghiệp nhất Việt nam với hơn 2000 nhân viên.
Ngoài ra, trong quá trình học tại Trường Đại học FPT, song song với việc học chuyên sâu về chuyên ngành, sinh viên còn được rèn luyện về phẩm chất chính trị, về ý thức tổ chức kỷ luật, về đạo đức nghề nghiệp. Đặc biệt, sinh viên sẽ được học các kĩ năng nghề nghiệp thực tế tối cần thiết qua quãng thời gian học trên lớp với các giáo viên đến từ các doanh nghiệp hàng đầu về chuyên ngành này, đồng thời học từ chính thực tế va chạm, cọ xát khi tham gia chương trình On the job training.
Sinh viên Trường Đại học FPT cũng được cung cấp một nền tảng vững chắc về ngoại ngữ, khoa học, văn hóa, xã hội, phát huy tính chủ động, sáng tạo trong học tập, công việc và cuộc sống. Trong quá trình học, mỗi sinh viên bắt buộc phải học 2 ngoại ngữ là tiếng Anh và tiếng Nhật. Đồng thời, mọi sinh viên đều được tham gia các khóa học phát triển kĩ năng mềm, gặp gỡ giao lưu trao đổi và học hỏi từ những người nổi tiếng trên mọi lĩnh vực kinh tế văn hóa xã hội nói chung và CNTT nói riêng.

Quản Trị Nhân lực.

Ngành Quản Trị Nhân lực_Đang "nóng" lên
 


Hơn bao giờ hết, việc đào tạo nguồn nhân lực có phẩm chất và năng lực đủ sức đáp ứng nhu cầu thị trường lao động là vấn đề bức thiết. Đào tạo những nhà quản trị có năng lực tuyển dụng, huấn luyện, sử dụng, phát huy tốt nhất nguồn nhân lực ấy lại càng cần kíp và thách thức hơn.

Ngành học Quản trị nguồn nhân lực đã xuất hiện trên thế giới từ rất lâu và không ngừng thay đổi, cập nhật cho kịp với xu thế của thời đại. Ở tại Việt Nam, một số ít, rất ít trường Đại học bắt đầu đào tạo ngành này. Sinh viên tốt nghiệp từ ngành này, tuyệt đại đa số đã làm việc đúng chuyên ngành vì đây là một lĩnh vực tương đối mới với nhu cầu cao. 

Qua thăm dò ý kiến của một số doanh nghiệp, chúng tôi được biết quản trị nguồn nhân lực hiện tại vẫn là một vấn đề khiến nhiều nhà lãnh đạo phải băn khoăn, nhất là khi đất nước đang hội nhập, đang phải vươn mình lớn lên từng ngày, từng giờ. Mặc dù hằng năm có khoảng hơn 300.000 sinh viên tốt nghiệp tại TP. HCM đã góp phần giải quyết nhân lực cho các doanh nghiệp nhưng thực tế, nhân lực của chúng ta vẫn thiếu và yếu, một số chưa được sử dụng đúng chuyên ngành đào tạo, vì vậy, cũng chưa phát huy được năng lực. Một số đông khác chưa thích nghi kịp với môi trường làm việc, phong cách chuyên nghiệp, hiện đại và còn nhiều bất cập khác. Chính vì thế, để quản lý đội ngũ lao động đó, không phải là điều đơn giản. Những kiến thức cơ bản về nguồn nhân lực không quá khó tiếp cận. Tuy nhiên, theo chúng tôi, từ việc hấp thụ những hiểu biết then chốt về nhân lực, về quản lý, phát triển nhân lực đến vận dụng hiệu quả để quản lý con người là một bước khá dài mà không phải nhà quản lý nào cũng có thể thành công.

Xuất phát từ những suy nghĩ trên, trường Đại học Hoa Sen đã thiết kế một chương trình đào tạo Quản trị nguồn nhân lực trên cơ sở tham khảo các chương trình quốc tế, đồng thời bổ sung những môn học và hoạt động thực hành cần thiết giúp người học thích nghi với thực tế xã hội, doanh nghiệp và con người Việt Nam. Chúng tôi mong muốn đào tạo những nhà quản trị có khả năng quản lý được nguồn nhân lực không đồng nhất, đa dạng và đang trong quá trình chuyển biến nhanh chóng. Đó chính là những người lao động (từ đội ngũ trí thức lẫn lực lượng lao động chân tay) chẳng hạn đang làm việc tại các công ty liên doanh với lãnh đạo cấp cao là người nước ngoài, lãnh đạo trực tiếp là người Việt Nam. Khi khoảng cách về trình độ, sự khác biệt về văn hóa, ngôn ngữ, phong tục tập quán là điều không thể tránh khỏi thì người phụ trách nhân sự chắc chắn phải đối đầu với những thách thức muôn mặt, có khi gay gắt. Theo chúng tôi, vấn đề sẽ rất khó giải quyết nếu nhà quản trị chỉ được trang bị đơn thuần những kiến thức cơ bản về nhân lực mà không am hiểu sâu sát con người Việt Nam, không có văn hóa ứng xử phù hợp trong doanh nghiệp, không biết xử lý thỏa đáng mâu thuẫn giữa tư duy hiện đại- tác phong công nghiệp với sự tuỳ tiện-gia trưởng, nể nang-tránh né vốn đang tồn tại phổ biến trong thực tế. 

Chúng tôi mong muốn đào tạo những nhà quản trị nguồn nhân lực đảm đương được nhiệm vụ tuyển dụng, tổ chức, quản lý và phát triển một đội ngũ nhân viên có năng lực chuyên môn, sẵn sàng thích nghi để hội nhập. Chúng tôi đã xây dựng chương trình đào tạo ngành học Quản trị nhân lực với mong muốn thay đổi cách nhìn, cách nghĩ về quản trị nguồn lực con người, đặc biệt là con người Việt Nam trong thời kỳ thay da đổi thịt để tiến bước cùng thời đại.

Ngành kiểm Toán Kế Toán.

Thạc sĩ Trần Thế Hoàng, trưởng phòng quản lý đào tạo Trường ĐH Kinh tế TP.HCM, tư vấn chọn ngành cho học sinh Đồng Nai chiều 20-2.

Ngành Kế toán, kiểm toán: Nhiều cơ hội việc làm

Thứ Sáu, ngày 25/02/2011, 08:45
Sự kiện: Tuyển Sinh
Theo nghiên cứu gần đây của Navigos Group, trong ba quý đầu năm 2010 nhân lực kế toán, tài chính xếp thứ ba trong số năm bộ phận chức năng có nhu cầu tuyển dụng cao nhất cho các vị trí điều hành.
Trong tổng số nhu cầu về nhân lực kế toán - tài chính, 25% là nhu cầu tuyển cho các vị trí giám đốc và quản lý tài chính, 4% cho vị trí kiểm soát viên tài chính, 38% cho vị trí kế toán trưởng và chuyên viên kế toán là 33%.
Nhu cầu lớn
Nhóm ngành này được xếp hạng 3 sau nhóm ngành quản trị kinh doanh và công nghệ thông tin, là nhóm ngành có nhiều cơ sở đào tạo với khoảng 100 cơ sở; được xếp hạng 2 trong các nhóm ngành có nhiều thí sinh dự thi và xếp hạng 2 trong các nhóm ngành có nhiều vị trí tuyển dụng sau nhóm ngành kinh tế - quản trị kinh doanh. Điều này mở ra nhiều cơ hội trúng tuyển và việc làm với nhóm ngành kế toán - kiểm toán.
Ngành kế toán - kiểm toán được tuyển sinh, đào tạo theo diện rộng với tên gọi chung là kế toán - kiểm toán hoặc chuyên sâu như kế toán doanh nghiệp, kế toán - kiểm toán quốc tế, kế toán - kiểm toán, kế toán - tin học...
Sau khi tốt nghiệp cử nhân ngành kế toán - kiểm toán có thể làm kế toán viên, kiểm soát viên, kiểm soát viên thuế, nhân viên thuế, chuyên viên định phí bảo hiểm, chuyên viên tư vấn tài chính, người môi giới bảo hiểm, nhân viên ngân hàng, nhân viên môi giới chứng khoán, chuyên viên quản lý kênh phân phối, giảng viên, nghiên cứu viên, nhân viên phòng giao dịch và ngân quỹ, nhân viên chăm sóc khách hàng, nhân viên quản lý dự án...
Cẩn thận, chi tiết
Sau thời gian công tác khoảng năm năm trong lĩnh vực có liên quan, những cử nhân ngành này có thể thi lấy chứng chỉ hành nghề như chứng chỉ kiểm toán viên, chứng chỉ hành nghề kế toán, chứng chỉ kế toán trưởng...
Những phẩm chất và kỹ năng cần thiết của một người làm công việc kế toán, kiểm toán là: trung thực, cẩn thận, năng động, sáng tạo, có kiến thức tổng hợp để phân tích đánh giá tham mưu cho người sử dụng thông tin đề ra các quyết định đúng đắn. Ngành học này phù hợp với những người có khả năng về số học, thích thực hiện những công việc chi tiết với dữ liệu...
Là ngành học có nhiều thí sinh dự thi nhưng không phải là ngành có tỉ lệ trúng tuyển cao, vì vậy thí sinh thích lĩnh vực kế toán, kiểm toán nên chọn trường có mức điểm chuẩn phù hợp sức học của mình để có cơ hội trúng tuyển cao.

Ngành Kế Toán

Kế toán là bộ phận không thể thiếu ở tất cả các đơn vị tổ chức. Vì vậy thị trường việc làm của ngành này rất rộng lớn. Ngành này đòi hỏi bạn phải trung thực, cẩn thận, năng động, sáng tạo...

Kế toán là gì?

Mỗi đơn vị, tổ chức trong xã hội đều phải có một lượng tài sản nhất định để tiến hành các hoạt động. Trong quá trình hoạt động, đơn vị thực hiện các hoạt động như: trả lương, mua hàng, bán hàng, sản xuất, vay vốn đầu tư... Các hoạt động đó gọi là hoạt động kinh tế tài chính.

Người quản lý của đơn vị cần thu nhận thông tin về chúng để giải quyết các câu hỏi: Sản xuất mặt hàng nào? Giá bán là bao nhiêu? Hoạt động của đơn vị có lãi hay không? Tài sản của đơn vị còn bao nhiêu?...

Kế toán sẽ cung cấp cho họ những câu trả lời đó thông qua các hoạt động:

- Thu nhận: Ghi chép lại các hoạt động kinh tế vào các chứng từ kế toán.

- Xử lý: Hệ thống hóa các thông tin từ chứng từ kế toán vào sổ sách kế toán.

- Cung cấp: Tổng hợp số liệu để lập các báo cáo kế toán.

Trên cơ sở các báo cáo kế toán mà người quản lý cũng như những người quan tâm đến hoạt động kinh tế tài chính của đơn vị (người cho vay, ngân hàng, nhà đầu tư) đề ra các quyết định đúng đắn mang lại hiệu quả cao nhất.

Một ngành “xa mà… gần, gần… mà xa”, có thể nói về ngành này như thế! Gần là bởi mọi tổ chức đơn vị đều có bộ phận kế toán vì người quản lý trực tiếp ở đơn vị cũng như các cơ quan quản lý kinh tế tài chính của Nhà nước đều phải cần đến các thông tin kế toán.

Các bạn chắc đã nghe nhiều tới những từ liên quan tới ngành này như: kế toán trưởng, chứng từ, sổ sách kế toán. Thế nhưng xa là vì thông tin về hoạt động kinh tế của đơn vị thường không thể nói cho nhiều người biết được thậm chí còn là những “bí mật kinh doanh”.

Những người làm kế toán thường không nói nhiều về công việc cụ thể của mình vì vậy họ thường bị coi là những người khô khan, kiệm lời. Thực tế không phải như vậy, bạn có thể thấy những người làm kế toán vui vẻ, trẻ trung như thế nào ở trang web ketoan.com.vn (một trang có tới gần 30.000 thành viên). Và họ đã tổ chức một hội nghề nghiệp của mình - “Hội kế toán” hay “Câu lạc bộ kế toán trưởng doanh nghiệp”.

Thứ Bảy, 16 tháng 7, 2011

Ngành Kinh Doanh Quốc Tế

Theo danh mục giáo dục, đào tạo cấp IV trình độ ĐH,CĐ, ngành kinh doanh quốc tế thuộc nhóm ngành kinh doanh. Đây là ngành học sẽ cung cấp người học kiến thức chung về quản trị kinh doanh và kiến thức chuyên môn thuộc lĩnh vực kinh doanh doanh quốc tế như đầu tư quốc tế, logistic và vận tải quốc tế, thanh toán quốc tế, marketing quốc tế, hoạch định chiến lược kinh doanh quốc tế…
Ở một số trường, kinh doanh quốc tế và thương mại quốc tế là chuyên ngành của ngành quản trị kinh doanh tổng hợp. Do đó, khối kiến thức đại cương, cơ sở ngành gần như giống nhau và chỉ khác nhau ở khối kiến thức chuyên ngành (kiến thức chuyên ngành thương mại quốc tế được đào tạo chuyên sâu về: thanh toán quốc tế, lập và thực hiện hợp đồng thương mại quốc tế, giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu, bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu, vận tải hàng hóa xuất nhập khẩu, marketing trong môi trường thương mại quốc tế, phân tích hiệu quả hoạt động thương mại quốc tế, luật kinh doanh quốc tế…)
SV tốt nghiệp ngành kinh doanh quốc tế, thương mại quốc tế có thể làm việc tại các phòng kinh doanh, phòng nghiệp vụ xuất nhập khẩu các đơn vị sản xuất kinh doanh, công ty thương mại,công ty xuất nhập khẩu, văn phòng đại diện, đơn vị dịch vụ, đại lý vận tải tàu biển, hàng không, bảo hiểm, ngân hàng ngoại thương, tập đoàn đa quốc gia, công ty kiểm toán quốc tế, công ty phân phối, hiệp hội ngành nghề cũng như các tổ chức nghiên cứu, trường ĐH trong lĩnh vực kinh doanh quốc tế.
Một số trường đào tạo ngành trên: ĐH Kinh tế TP.HCM, ĐH Ngoại thương (CS2), ĐH Tài chính - marketing, Khoa Kinh tế - ĐHQG TP.HCM...

Ngành Quản trị Khách sạn

Quản trị khách sạn tập trung vào ngành dịch vụ và sự hài lòn của khách hàng. Nếu bạn yêu thích công việc tiếp xúc nhiều với khách hàng, thì ngàng quản trị khách sạn sẽ mang đến cho bạn rất nhiều cơ hội lựa chon nghề nghiệp
Ngành học quản trị khách sạn nằm trong hệ thống của các ngành thương mại mang đến cho học viên cơ hội phát triển chuyên ngành với cơ sỏ vững chắc về nguyên lý kinh tế và chiến lược quản lý. Học viên sẽ lĩnh hội kiến thức về ngành công nghiệp du lịch, cũng như kiến thức cơ bản của khách sạn và dịch vụ
Ngành học này có rất nhiều môn học tự chọn: môn chuyên ngành về khách sạn, các môn khác tập trung vào chuyên ngành như Marketingtài chính, cũng như các môn đại cương khác để phù hợp với nhu cầu của học viên
Chương trình này chuẩn bị cho học viên kiến thức và kỹ năng cho sự phát triển nghề nghiệp và vị trí quản lý trong ngành công nghiệp khách sạn và dịch vụ toàn cầu

Quản trị lữ hành.

Sinh viên ngành quản trị lữ hành sau khi ra trường phải làm những công việc gì?

Tôi đang học ngành quản trị lữ hành. Theo tôi được biết, sinh viên sau khi ra trường tất nhiên sẽ không được vào làm quản lý ngay. Vậy trong thời gian đó tôi sẽ phải làm những công việc gì? Người làm về quản trị lữ hành trung bình phải mất thời gian bao lâu mới được cất nhắc vào chức quản lí? Rất cần sự tư vấn của các bạn. Xin cảm ơn nhiều


Câu trả lời hay nhất - Do người đọc bình chọn


Bạn cũng biết vậy là Ok rồi đó. Chẳng ai mới ra trường được làm quản lý đâu. Có thể đầu tiên bạn sẽ phải thử sức ở vai trò một hướng dẫn viên ( cái này con gái phải chịu cực lắm đó, phải vựơt qua kỳ sát hạch của tổng cục du lịch để được cấp thẻ hành nghề nữa ), sau đó muốn lên làm quản lý bạn phải có ít nhất 4 năm kinh nghiệm làm hướng dẫn viên quốc tế . Do đó đa phần bạn gái làm hướng dẫn một thời gian là chuyển ngành hết. Nếu cực kỳ yêu nghề bạn có thể trụ vững. Sau 4 - 5 năm có thể tự mở một văn phòng du lịch nếu có đủ điều kiện cần thiết hoặc được giữ lại để làm một tour - seller ( người bán và điều hành tour - nói trước lương ko được cao lắm đâu ! ). Như đã nói ngay từ đầu, sau một thời gian làm hướng dẫn viên, nếu ko thích ngành nữa bạn có thể chuyển sang kinh doanh hoặc mua bán hàng hóa, bất động sản, chứng khoán...với số vốn tích cóp được. Hoặc có thể chuyển sang một số công việc lương cao hơn nếu có vốn ngoại ngữ khá. Dù sao cũng hy vọng bạn sẽ yêu nghề. Chúc may mắn !

Thứ Sáu, 15 tháng 7, 2011

Ngành Quản trị Du lich.

* Ngành quản trị du lịch dạy những kiến thức gì, ra trường làm việc ở đâu? (Huỳnh Mỹ Khanh, Bạc Liêu)

- Ngành này đào tạo các kiến thức về quản trị, hệ thống các văn bản pháp luật liên quan đến ngành du lịch, quản trị tài chính, giám sát khách sạn, tâm lý du khách, marketing khách sạn, quản trị dự án đầu tư, bản đồ du lịch, các kiến thức về kế toán, lịch sử, văn hóa, y tế liên quan đến ngành du lịch…
Tốt nghiệp ngành này có thể đảm nhận các công việc: tổ chức, điều hành hoạt động nhà hàng, khách sạn, thiết kế tour du lịch, quản lý điều hành chương trình du lịch hoặc cũng có thể làm hướng dẫn viên, thuyết trình viên ở các khu di tích, lịch sử, văn hóa…

* Tôi muốn thi vào các trường trung cấp kế toán nhưng chỉ học khá các môn Anh văn, sử, văn… Vậy có trường nào tuyển các môn này hoặc chỉ xét tuyển không? (Thu Hương, TP.HCM)

- Ở TP.HCM có rất nhiều trường THCN xét tuyển ngành kế toán như: TH KTNV Phú Lâm, TH KTNV Nguyễn Hữu Cảnh, TH KTNV Nam Sài Gòn, TH tư thục Kinh tế kỹ thuật Vạn Tường, TH tư thục Kinh tế kỹ thuật Phương Nam, TH tư thục Kinh tế tin học Sài Gòn... Tuy nhiên, đây là một ngành liên quan nhiều đến môn toán, cần khả năng tính toán chính xác, cẩn trọng... Bạn nên cân nhắc khả năng của mình trước khi quyết định theo nghề này.

* Ngành hệ thống thông tin quản lý, khoa kinh tế (ĐHQG TP.HCM) có tuyển sinh khối D1 không? (Nhiều bạn đọc)

- Ngành này chỉ tuyển khối A.

Đều Hành tour.

Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành có thể hiểu là việc xây dựng, tiếp thị, quảng bá, bán và thực hiện các chương trình du lịch (đã bán) mà trong nghề thường gọi là các tour. Nói cách khác, làm du lịch là tổ chức các dịch vụ phục vụ những nhu cầu du lịch của khách như: đi lại, ăn ở, vui chơi, nghỉ ngơi, thăm viếng, tham quan, khám phá, thử thách v.v... Ngoài ra, trong ngành này còn có nhiều công việc đa dạng như chăm sóc khách hàng, thông tin du lịch, xây dựng chương trình du lịch, bán hàng lưu niệm, chăm sóc sức khỏe, tổ chức vui chơi giải trí, giáo dục môi trường du lịch, bảo trì, nghiên cứu về du lịch, giảng dạy trong các cơ sở đào tạo du lịch v.v...
  Vai trò của ngành du lịch trong nền kinh tế

Du lịch là ngày càng có vai trò quan trọng tại Việt Nam. Các dự án đầu tư vào bất động sản du lịch dọc theo bờ biển hơn 3.000 km và tại và các thành phố lớn đang gia tăng nhanh chóng. Dịch vụ du lịch ngày càng đa dạng. Công ty lữ hành địa phương và quốc tế cung cấp các tour du lịch tham quan các bản làng dân tộc thiểu số, đi bộ và tour du lịch xe đạp, đi thuyền kayak và du lịch ra nước ngoài cho du khách Việt Nam, đặc biệt là gắn kết với các quốc gia láng giềng Campuchia, Lào và Thái Lan...là nét Văn hóa du lich.

Nền kinh tế Việt Nam đang chuyển đổi từ nông nghiệp sang nền kinh tế dịch vụ. Trong khi đó, du lịch đóng góp 4,5% trong tổng sản phẩm quốc nội (thời điểm 2007). Ngày càng có nhiều dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài đổ vào ngành du lịch. Sau các ngành công nghiệp nặng và phát triển đô thị, đầu tư nước ngoài hầu hết đã được tập trung vào du lịch, đặc biệt là trong các dự án khách sạn.

Tương lai trong hệ thống ngành nghề

Ở nhiều nước trên thế giới, ngành du lịch đã có lịch sử hàng trăm năm. Song ở Việt Nam, đây còn là lĩnh vực mới mẻ, đầy tiềm năng và đang phát triển rất mạnh. Du lịch là ngành kinh tế dịch vụ chiếm tỷ trọng lớn trong nền kinh tế. Nước ta đang chú trọng phát triển và mở rộng kinh tế du lịch, coi du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước. Với Việt Nam, việc làm du lịch là một ngành còn khá mới mẻ và đang thiếu nhân lực nên bạn sẽ có nhiều cơ hội nghề nghiệp hơn một số ngành nghề khác. Tức là, cơ hội việc làm du lịch mang lại rất lớn với thu nhập tương đối cao và ổn định.


Ngoài ra, tiềm năng du lịch của Việt Nam rất lớn. Hầu như địa phương, tỉnh thành nào cũng có vài ba địa điểm du lịch nổi bật. Tính đến tháng 8/2010, Việt Nam có hơn 40.000 di tích, thắng cảnh trong đó có hơn 3000 di tích được xếp hạng di tích quốc gia và hơn 5000 di tích được xếp hạng cấp tỉnh, có 6 di sản được UNESCO công nhận là Di sản thế giới, 8 khu dự trữ sinh quyển thế giới, có 30 vườn quốc gia, 400 nguồn nước nóng từ 40-150 độ.
  Việt Nam đứng thứ 27 trong số 156 quốc gia có biển trên thế giới với 125 bãi tắm biển, hầu hết là các bãi tắm đẹp. Việt Nam là 1/12 quốc gia có vịnh đẹp nhất thế giới là vịnh Hạ Long và vịnh Nha Trang. Việt Nam có 117 bảo tàng trong đó các bộ, ngành quản lý 38, các địa phương quản lý 79.

Hai bảo tàng lịch sử mang tính quốc gia là Bảo tàng Cách mạng Việt Nam và Bảo tàng lịch sử Việt Nam hiện đang đề xuất thêm Bảo tàng Lịch sử quốc gia. Ngoài ra, Việt Nam hiện có 21 khu du lịch quốc gia là những trọng điểm để đầu tư thúc đẩy phát triển du lịch.
  Phẩm chất và kỹ năng cần thiết của người làm nghề du lịch:
- Có duyên nghề: tác phong linh hoạt, tươi tắn, thân thiện, thái độ giúp đỡ, quan tâm, kiến thức vững vàng, ứng xử thông minh, khéo léo. 
- Nhạy cảm, tâm lý, quan tâm đến mọi người, biết lắng nghe 
- Lợi ngôn, khả năng giao tiếp tốt, truyền đạt hiệu quả
- Óc tổ chức tốt, chủ động và độc lập 
- Giao tiếp ngoại ngữ thành thạo 
Người quản lý và điều hành du lịch thường làm việc tại văn phòng, bên chiếc máy vi tính và điện thoại, kết nối các mối quan hệ, lên mô hình và điều phối nhân viên dưới quyền sao cho đảm bảo phục vụ các tour du lịch tốt nhất cho khách hàng.  

Người làm du lịch có thể công tác tại các công ty du lịch lớn nhỏ, trung tâm lữ hành, khách sạn hay các cơ sở dịch vụ du lịch có bộ phận bán và thực hiện các chương trình du lịch. Họ còn có mặt trong các đơn vị quản lý, khai thác tài nguyên du lịch với tư cách là hướng dẫn viên du lịch địa phương, hướng dẫn viên du lịch tại điểm. Đó là chưa kể nhân viên văn phòng đại diện của công ty du lịch hoặc hướng dẫn viên thường xuyên đưa khách đi du lịch nước ngoài, đến những châu lục, quốc gia xa tít tắp..

Ngoài ra, còn có những người làm việc ở các cơ quan quản lý Nhà nước về du lịch như Tổng cục Du lịch, các Sở Du lịch, Sở Du lịch Thương mại hay Sở Thương mại Du lịch các tỉnh. Một số người công tác trong các cơ sở nghiên cứu, thông tin, xúc tiến du lịch. Có những người sau khi học tập rèn luyện tốt được tuyển dụng vào làm việc trong các cơ sở đào tạo về du lịch.


Cơ hội việc làm và triển vọng
   
Làm du lịch, bạn sẽ có cơ hội đi nhiều nơi, có điều kiện được học hỏi, tìm hiểu và khám phá nhiều điều mới lạ. Bạn cũng sẽ được thưởng thức đặc sản của rất nhiều vùng miền. Được ngao du thiên hạ, mở rộng không gian văn hoá, theo thời gian, bạn sẽ có kinh nghiệm và vốn sống vô cùng phong phú. Bạn sẽ là một sứ giả thiện chí, giới thiệu với khách du lịch về đất nước Việt Nam tươi đẹp, thân thiện và hiếu khách. Nếu bạn thích thú với việc tìm hiểu, khám phá cuộc sống, nghề du lịch sẽ mở ra trước mắt bạn cả một thế giới rộng mở, để bạn thường xuyên tiếp cận, trau dồi và cập nhật thông tin.

Tìm việc làm du lịch, bạn sẽ được làm quen và kết bạn với những con người từ nhiều vùng đất, với nhiều quốc tịch, dân tộc, tôn giáo, có cá tính và sở thích khác nhau. Tìm hiểu, khám phá một con người cũng chính là khám phá một tiểu văn hoá mới. Qua đó, mỗi con người có thể xích lại gần nhau, học hỏi lẫn nhau. Nghề du lịch có khả năng làm trẻ hoá tâm hồn chính nhờ sự luôn mới mẻ ấy. Nói cách khác, du lịch là nghề nghiệp tạo nên sự hài hoà cho các mối quan hệ của con người.

Không chỉ nâng cao khả năng giao tiếp, nghề nghiệp này còn giúp bạn rèn luyện nhiều kỹ năng khác trong cuộc sống và công việc. Đó là sự linh hoạt, năng động, nhanh nhẹn trong mọi tình huống. Đó là sự điềm tĩnh, chắc chắn và cẩn thận. Với nghề này, bạn sẽ tự tin hơn, có khả năng tổ chức, giải quyết công việc mau chóng và hiệu quả hơn. Du lịch còn là nghề nghiệp dạy cho ta biết cách “chịu đựng” để dễ dàng thích nghi với cuộc sống. Nghề nào cũng cần sự bồi dưỡng bản thân, nhưng để có thể thành công trong nghề du lịch, yêu cầu này càng trở nên cấp thiết và quan trọng.

Ngành lữ Hành.

Việt Nam được xếp thứ 89/133 về Chỉ số năng lực cạnh tranh ngành lữ hành và du lịch (TTCI) trong Báo cáo Chỉ số năng lực cạnh tranh ngành lữ hành và du lịch (TTCR) năm 2009, do Diễn đàn kinh tế  thế giới (WEF) công bố. Với mục tiêu "đánh giá các yếu tố và chính sách nhằm khuyến khích phát triển ngành lữ hành và du lịch ở các nước khác nhau", TTCI được tính dựa trên 3 nhóm chỉ số với các biến số tạo thuận lợi hoặc chi phối năng lực cạnh tranh.

Nhóm các chỉ số về khung pháp lý, gồm các thành phần: luật và các quy định chính sách; tính ổn định của môi trường; an toàn và an ninh; y tế và vệ sinh; Ưu tiên hóa ngành lữ hành và du lịch.
Nhóm chỉ số về hạ tầng cơ sở và môi trường kinh doanh, gồm: hạ tầng giao thông đường hàng không, đường bộ, công nghệ thông tin và truyền thông, cơ sở hạ tầng ngành du lịch, cạnh tranh về giá trong ngành. Nhóm chỉ số về nguồn lực con người, văn hóa, tài nguyên thiên nhiên...

Chỉ số TTCI của Việt Nam đạt 3,70 so với 5,68 của nước đầu bảng là Thụy Sĩ, và 2,52 của nước đứng cuối bảng xếp hạng là Chad. Riêng tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương, có 25 quốc gia và nền kinh tế được xếp hạng.

Trong đó, Australia được xếp hạng cao nhất và Việt Nam ở vị trí 17/25. Trong số các nước ASEAN có mặt trong bảng xếp hạng, không có Lào và Mymamar, Việt Nam chỉ xếp trên Campuchia (ở vị trí 108/133).

So với bảng xếp hạng 2008, năm nay chỉ số TTCI của Việt Nam đã tăng lên 7 bậc. Tuy nhiên, xét kỹ các nhóm chỉ số chính và các chỉ số thành phần của TTCI, có thể thấy rõ hơn về vị thế của ngành lữ hành và du lịch Việt Nam.

Cụ thể, với nhóm chỉ số khung pháp lý, Việt Nam được xếp thứ 92/133 trong tất cả các quốc gia và nền kinh tế được xếp hạng, thứ 20/27 các nước châu Á - Thái Bình Dương. Với nhóm chỉ số về môi trường kinh doanh và cơ sở hạ tầng, Việt Nam xếp thứ 85/113 và 16/27. Nhóm chỉ số về nguồn nhân lực, tài nguyên văn hóa và môi trường, Việt Nam đạt thứ hạng 76/113 và 17/27...

Cụ thể hơn nữa, Việt Nam có ưu thế nhất về mức độ cạnh tranh giá (đứng thứ 11/133). Đây cũng chính là chỉ số thành phần cao nhất mà Việt Nam đạt được. Phải chăng điều này đã mang lại cho du lịch Việt Nam sự hấp dẫn đặc biệt bởi giá cả sinh hoạt, dịch vụ thấp...

Những chỉ số thành phần khác đóng góp vào thế mạnh cạnh tranh giá là vé và lệ phí sân bay (20/133), giá nhiên liệu (23/133), khách sạn (31/133).

Về nguồn nhân lực TTCI đánh giá Việt Nam ở mức trung bình kém (thứ hạng 82/133), nhưng lại có khả năng đáp ứng lao động có chất lượng cao đạt mức khá (thứ 40)... Về tài nguyên thiên nhiên, TTCI xác nhận Việt Nam có tiềm năng về số lượng di sản thế giới (đứng thứ 23), và tổng số loài sinh vật được biết thứ 21)...

TTCI cũng cho thấy nhiều chỉ số cụ thể khác. Ví như luật và các quy định chính sách còn yếu kém (đứng thứ 96/133), thể hiện qua các yêu cầu cao về thị thực nhập cảnh (thứ 116), thời hạn khởi sự doanh nghiệp lớn (thứ 112) và những hạn chế với những sở hữu nước ngoài (104).

Bên cạnh đó là tính bền vững của môi trường bị đánh giá kém (thứ 100) với tính khắt khe của các quy định môi trường (thứ 106), việc thực thi các quy định môi trường (93) và mối đe dọa các loài sinh vật (110).

An toàn và an ninh cũng bị đánh giá kém (xếp thứ 100), nhất là về các tai nạn giao thông đường bộ ở mức quá cao (116). Các tiêu chí khác về hạ tầng giao thông và hạ tầng du lịch đều có thứ hạng rất thấp. Chất lượng đường sá (thứ 102). Chất lượng cơ sở hạ tầng hàng không (thứ 84), mạng vận tải hàng không quốc tế (thứ 91). Hạ tầng du lịch chưa được đầu tư thích đáng (thứ 109), với số phòng khách sạn đạt mức trung bình kém (thứ 85) và việc sử dụng các loại thẻ thanh toán ATM rất kém (thứ 103)...

Quản Trị Doanh Nghiệp.


Từ thực tế yêu cầu quản lý của các doanh nghiệp dược phẩm, nhất là các doanh nghiệp sản xuất ngành dược bắt buộc phải đạt các tiêu chuẩn quốc tế, tác giả đã cho ra đời phần mềm quản trị doanh nghiệp ngành dược (PharMaSoft)


Tác giả Đoàn Huấn hiện làm việc tại Cty TNHH Tin Học Mỹ Đoàn, TPHCM. Sản phẩm đã ứng dụng rộng rãi trong thực tế, được triển khai phát triển trong thời gian khá dài, từ 2001 đến 2006.


PharMaSoft là phần mềm quản lý tổng thể doanh nghiệp ngành dược theo mô hình ERP, từ sản xuất, kế hoạch, kho, kinh doanh, giá thành, kế toán… So với các sản phẩm khác, đây là sản phẩm chuyên về ngành dược nên nó quản lý rất tốt các yêu cầu đặt ra đối với ngành này như quản lý về số lô, hạn dùng, hàm lượng, độ ẩm, đơn vị UI, số phiếu kiểm nghiệm… của nguyên liệu, thành phẩm. Phần mềm cho phép cài các công thức sản xuất dược phẩm và khi cần sản xuất một lô hàng nào đó nó tự tính lại công thức này theo hàm lượng, độ ẩm hay đơn vị UI của nguyên liệu hiện có trong kho, cho phép cài các chương trình khuyến mãi và tự động khuyến mãi khi xuất hoá đơn. Khi xuất hoá đơn bán hàng hay xuất nguyên liệu sản xuất phần mềm cũng tham chiếu ngay đến tồn kho của từng lô hàng để cho xuất hay không.


Không chỉ theo dõi công nợ khách hàng, phần mềm này còn theo dõi công nợ trình dược viên bán cho các khách hàng đó, tự động phân bổ số tiền khách trả cho các hoá đơn còn nợ lâu nhất, nếu trả thừa tự động ghi nhận lại để phân bổ cho các hoá đơn mua sau này… Đây là sản phẩm tự phát triển mới theo nhu cầu của thị trường.
Hiện đã có hai doanh nghiệp sản xuất dược phẩm lớn đạt các tiêu chuẩn GMP, GLP, GSP (GMP: Thực hành tốt sản xuất thuốc, GLP: Thực hành tốt kiểm nghiệm thuốc, GSP : Thực hành tốt bảo quản thuốc) tại TPHCM đưa vào sử dụng là công ty cổ phần dược phẩm PHARMEDIC và Công ty cổ phần dược phẩm 2/9 (NADYPHAR).


Theo tác giả, việc sản xuất dựợc phẩm đòi hỏi qui trình và công thức chính xác cao, chỉ cần một sai sót nhỏ cũng có thể gây ra hậu qủa lớn về tính mạng con người (thuốc kém chất lượng) hoặc thiệt hại kinh tế lớn (nếu phải huỷ bỏ khi không đạt tiêu chuẩn). Việc sử dụng phần mềm đã giúp cho các doanh nghiệp này có được công cụ quản lý hiệu quả, chính xác và nhanh chóng góp phần đưa ngành công nghiệp dược Việt Nam hội nhập với các tiêu chuẩn quốc tế cũng là hội nhập quốc tế.