Chủ Nhật, 17 tháng 7, 2011

Học ngành quản lý công nghiệp


Thuộc lĩnh vực quản trị kinh doanh nhưng được đặt trong trường đại học thiên về kỹ thuật công nghệ, ngành Quản lý Công nghiệp tạo điề u kiện để các sinh viên phát triển cả năng lực quản trị kinh doanh và khoa học kỹ thuật trong một chương trình đào tạo gồm 3 nhóm môn học:
 Nhóm giáo dục đại cương gồm các kiến thức nâng cao về toán - lý - hóa đưa người làm quản lý sau này có năng lực cơ bản ngang tầm với các kỹ sư. Cùng lúc, các môn học về xã hội - nhân văn trong chương trình giúp sinh viên có định hướng đúng đắn trong xã hội và liên tục hoàn thiện bản thân.
  Nhóm kinh tế - quản lý gồm kinh tế học, quản lý tiếp thị, quản lý sản xuất, quản lý nhân sự, hệ thống thông tin quản lý, quản lý tài chính,… trang bị các kiến thức chuyên môn về quản lý trong tất cả các khâu then chốt của doanh nghiệp. Ngoài ra, chương trình còn rất chú trọng về tiếng Anh và Công nghệ Thông tin để sinh viên luôn luôn bắt nhịp và sẵn sàng đương đầu với mọi thử thách trong môi trường kinh doanh. Thiết kế của chương trình còn có phần môn học tự chọn tạo sự linh hoạt trong tự đào tạo đến từng sinh viên.
+ Nhóm kỹ thuật công nghệ như kỹ thuật cơ khí, kỹ thuật điện, kỹ thuật hóa học,… giúp nhà quản lý sau này phối hợp hiệu quả với các kỹ sư, nắm bắt dễ dàng các quá trình và sản phẩm công nghiệp.

Hiện nay ở TPHCM có hai trường đào tạo ngành quản lý công nghiệp là ĐH Bách khoa và ĐH Sư phạm Kỹ thuật vậy chương trình đào tạo có giống nhau không? Ngành này có liên quan gì đến kinh tế không? Sau khi tốt nghiệp có thể học lên cao học? Nguyễn Quang (quangnguyen@yahoo.com)

- TS Nguyễn Thanh Nam, Trưởng Phòng Đào tạo Trường ĐH Bách khoa TPHCM, trả lời: 
 
Nhìn chung các ngành có cùng tên gọi ở các trường khác nhau sẽ có nhiều điểm giống nhau trong chương trình đào tạo, mặt khác nhau khi đó phần nhiều phụ thuộc vào xuất phát điểm của ngành và đối tượng cũng như mục tiêu đào tạo của trường. Mục tiêu của ngành quản lý công nghiệp là cung cấp cho người học cả kiến thức về quản trị kinh doanh (kinh tế) và kiến thức nền tảng về kỹ thuật công nghệ. Như vậy, nhà quản lý sau này sẽ có thể phối hợp rất hiệu quả với công tác của các kỹ sư, nắm bắt dễ dàng hơn các quá trình và sản phẩm công nghiệp mới. Tốt nghiệp ngành quản lý tại Trường ĐH Bách khoa, có thể đảm nhận ngay vị trí quản lý ở các bộ phận kế hoạch, điều độ sản xuất, quản lý chất lượng, quản lý dự án,... làm việc trong các đơn vị sản xuất công nghiệp, khu công nghiệp- khu chế xuất hoặc có thể học tiếp cao học quản trị kinh doanh tại trường.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét