Thứ Ba, 23 tháng 8, 2011

Thư ký văn phòng và quan hệ công chúng

Ngành thư ký văn phòng đào tạo cử nhân sử dụng thành thạo các thiết bị văn phòng và tin học văn phòng để thực hiện công việc hành chính trong doanh nghiệp; đảm nhận tốt công tác văn phòng trong doanh nghiệp; có kiến thức căn bản về quản trị hành chính, kỹ năng chăm sóc và giao tiếp với khách hàng.
Sinh viên chuyên ngành thư ký văn phòng sẽ được cung cấp kiến thức các môn cơ sở chuyên ngành như nghiệp vụ văn thư, nghiệp vụ lưu trữ, soạn thảo văn bản, luật hành chính, tâm lý học quản lý, kế toán văn phòng, quản trị văn phòng, sử dụng trang thiết bị văn phòng, tin học ứng dụng, kế hoạch công tác cho lãnh đạo, xử lý cung cấp thông tin cho lãnh đạo, tổ chức hội nghị, tổ chức các chuyến đi công tác cho lãnh đạo, tổ chức phòng làm việc khoa học, nghệ thuật tiếp khách, đãi khách; nghệ thuật thiết lập quan hệ trong giao tiếp.
Sau khi tốt nghiệp ra trường có thể làm các công việc: thư ký trợ lý giám đốc, văn thư, lưu trữ, nhân viên hành chính văn phòng... trong các tổ chức xã hội, doanh nghiệp... Nghề này yêu cầu bạn phải có một tác phong chuyên nghiệp, một kiến thức chuyên môn sâu rộng thì mới làm tốt được.
Ngành này chưa đào tạo trình độ ĐH, ở hệ CĐ có trường CĐ Bách Việt, CĐ Nguyễn Tất Thành, CĐ Văn hóa nghệ thuật và du lịch Sài Gòn… và các trường trung cấp chuyên nghiệp như Trung học tư thục Kinh tế kỹ thuật Tây Nam Á, Trung học tư thục Kinh tế kỹ thuật Sài Gòn, Trung học tư thục Kinh tế kỹ thuật Vạn Tường, hệ Trung cấp trong Trường CĐ Kinh tế - công nghệ TP.HCM, hệ Trung cấp trong Trường CĐ Bách Việt… 
Quản trị kinh doanh du lịch hệ trung cấp chuyên nghiệp lên Cao đẳng - Trường Đại Học Văn Hiến
Tên khóa học: Quản trị kinh doanh du lịch hệ trung cấp chuyên nghiệp lên Cao đẳng

Nhà đào tạo: Trường Đại Học Văn Hiến

Ngành nghề:
- Nhà hàng-Khách sạn/Du lịch/Spa

Địa điểm tổ chức:
- TP.Hồ Chí Minh

Mô tả khóa học:
- Thời gian thi tuyển dự kiến: 16 & 17/10/2010.
- Quản trị du lịch khách sạn, quản trị kinh doanh du lịch và dịch vụ lữ hành.

Đội ngũ giáo viên:
Có nhiều kinh nghiệm giảng dạy.

Bằng cấp đạt được: Cao đẳng hoặc tương đương

Đối tượng tham gia:
- Tốt nghiệp TCCN.

Mục tiêu đào tạo:
N/A

Thời gian khai giảng: 31/08/2010

Thời gian đào tạo: 18 Tháng

Thời gian học:
Liên hệ trực tiếp.

Học phí: Liên hệ trực tiếp.
Ưu đãi/Giảm giá

Thứ Sáu, 12 tháng 8, 2011

KỸ NĂNG VIẾT TRONG QUAN HỆ CÔNG CHÚNG




Tôi viết cuốn giáo trình này theo đề nghị của khoa Quan hệ công chúng và Truyền thông (PR), ĐH Hòa Bình. Từ lúc viết đến khi hoàn thành chỉ trong vòng 2 tháng, và cuốn sách đã được coi là giáo trình đầu tiên của trường ĐH này. Sách dày 296 trang, do công ty Liên Việt kết hợp với NXB Dân trí phát hành quý I năm 2011.

PR (Public Relation – Quan hệ công chúng) không còn là một khái niệm mới mẻ ở các nước phương Tây. Hoạt động PR đầu tiên đã xuất hiện từ thế kỷ thứ 19, đó đồng thời cũng là bản tin nội bộ đầu tiên trên thế giới ra đời cách đây 170 năm. Trong cuốn “Những ghi chép về nước Mỹ”, tác giả Charles Dicken đã nhắc một cách trân trọng đến  Lowell Offering, tờ tạp chí nội bộ của nhà máy dệt ở Lowell, Massachusetts, thành lập năm 1840, dành để in thơ và truyện của các công nhân nữ trong nhà máy tuổi từ 15-35. Điều này chứng tỏ quan niệm cho rằng quan hệ công chúng là một nghề còn hoàn toàn non trẻ là vô cùng sai lầm. Kể từ sau hàng loạt chiến dịch PR bài bản đầu thế kỷ 20 mà những người thực hiện nó được coi là cha đẻ của PR như Ivy Ledbetter Lee (1877-1934), Edward Louis Bernays (1891-1995)…, PR đã chính thức được công nhận là một lĩnh vực quan trọng can thiệp vào mọi khía cạnh của đời sống xã hội như thương mại, y tế, giáo dục, giao thông, nghệ thuật… Không chỉ các doanh nghiệp mà mọi tổ chức chính phủ và phi chính phủ, các bệnh viện, nhà hát, nhà xuất bản, kênh truyền hình, từ cá nhân cho đến một quốc gia đều cần tới PR. Ngày nay, để thực hiện được các hoạt động PR, người ta cần những chuyên viên được đào tạo bài bản chứ không chỉ đơn thuần là những người có năng khiếu viết lách, tổ chức sự kiện hay giỏi giao tiếp.

Thứ Năm, 11 tháng 8, 2011

Học ngành Tài chính & Ngân hàng tại một trong các trường đứng đầu về ngành này tại Vương Quốc Anh.

Nhu cầu tuyển dụng nhân sự của các ngân hàng và các công ty chứng khoán hiện nay là rất lớn, và trong tương lai dài lâu ngành này sẽ còn tiếp tục phát triển mạnh, đặc biệt là tại hai thành phố lớn của nước ta là Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh.

Vì vậy nhu cầu học ngành tài chính-ngân hàng của các bạn sinh viên là có thật. Và câu hỏi địa chỉ đào tạo ngành này một cách chính quy và uy tín là câu hỏi mà các bạn sinh viên và quý phụ huynh rất cần một lời giải đáp.
Trường Đại học Stirling tại Vương Quốc Anh là một địa chỉ uy tín về đào tạo ngành Tài chính và Ngân hàng. Điều này đã được các tổ chức chuyên ngành đánh giá rất cao. Times Higher Education 2008 đã xếp Đại học Stirling trong Top 20 trường Đại học dẫn đầu Vương Quốc Anh về ngành tài chính. Khoa này của trường cũng được công nhận đứng trong Top 20 của Châu Âu (Accountancy & Business Research Journal 2006).
Ưu điểm nổi trội của trường là tạo điều kiện cho sinh viên phát huy tối đa khả năng trong việc cho phép sinh viên chọn học 2 chuyên ngành. Sinh viên có thể kết hợp Tài chính Ngân hàng với nhiều chuyên ngành khác như: marketing, kinh tế, kinh doanh, quản trị, quản trị nhân sự…
Nguồn nhân lực chất lượng cao tại Việt Nam đang và sẽ còn là nhu cầu rất lớn cho sự phát triển. Với hai lĩnh vực chuyên môn trong tay, bạn sẽ luôn là ứng viên nổi bật trong “tầm ngắm” của các chuyên gia tuyển dụng.

Thứ Tư, 10 tháng 8, 2011

Trượt đại học, tôi vẫn là một hướng dẫn viên du lịch

Vứt bỏ những tháng ngày u ám đã trôi qua, tôi lên kế hoạch học tập để có thể trở thành hướng dẫn viên du lịch như ước mơ tôi đã vun trồng những năm học trò. Và tôi đã làm được mà không cần qua cánh cổng đại học.

Năm đó, tôi thi trượt đại học. Đám mây đen bao phủ trong gia đình tôi suốt mấy tháng trời. Lúc đó, tôi chỉ cần nghe bố, mẹ, hay bất kì ai trong gia đình nhắc tới vấn đề thi cử là tôi bỗng nổi khùng.
Tôi là con út nên được chiều chuộng. Tính cách ngang bướng, luôn tự làm theo ý mình nên tôi không bao giờ chịu nghe lời ai. Người duy nhất, tôi chỉ chia sẻ, tâm sự với anh hàng xóm mà đối với tôi thân thiết chẳng khác nào anh trai.
Ngày nào tôi cũng sang nhà anh trò chuyện, chia sẻ những vướng mắc, niềm vui, nỗi buồn mà tôi gặp phải. Đặc biệt, sau đợt thi đại học này, tôi càng trở nên nặng nề, càng cần có được những lời khuyên giúp tôi không bị gục ngã. Đối với tôi, đây là lần đầu tiên gặp phải một khó khăn lớn như thế. Sự tuyệt vọng, nặng nề luôn luôn bao trùm tâm trí tôi.
Anh luôn an ủi, vỗ về và giúp đỡ tôi với cái cách cũng thật lạ. Anh dạy tôi chơi cờ tướng, cách phòng thủ, biến hóa từng quân cờ. Tôi học khá nhanh, chỉ trong một thời gian ngắn đã có lần tôi đánh bại được anh. Điều đặc biệt hơn, đằng sau mỗi nước cờ, anh luôn là người chỉ dạy cho tôi những bài học về cuộc sống, phải biết đứng lên khi vấp ngã, phải biết thay đổi, biến hóa cuộc đời mình.

Thứ Ba, 9 tháng 8, 2011

Chương trình đào tạo ngành Quan hệ công

Chương trình đào tạo ngành Quan hệ công chúng nhằm cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản, một cái nhìn bao quát, xuyên suốt về lĩnh vực Quan hệ công chúng và các kỹ năng cơ bản trong lĩnh vực này. Đảm bảo cho sinh viên sau khi ra trường có đủ khả năng và tri thức đáp ứng yêu cầu công tác ở các vị trí tiếp thị, tổ chức sự kiện và các hoạt động truyền thông tại các cơ sở, các đơn vị, các Công ty.
"Quan hệ công chúng (QHCC) - PR - không chỉ giúp chúng ta thu hút được nhiều nguồn tài trợ mà còn giúp chúng ta thu hút được nhiều sinh viên, cán bộ giỏi đến học tập và làm việc"

Đã 8 năm trôi qua kể từ khi tờ Expressnews, Mỹ công bố lời nhận xét nổi tiếng đó của ông Lee Elliot, trưởng phòng QHCC, đại học Alberta; dường như truyền thông (TT) và QHCC đã trở thành một trong những mối quan tâm hàng đầu của các đại học hiện đại.

Trên các trang web của các đại học trên khắp thế giới, từ những đại học danh tiếng như Havard đến những trường đại học “trung bình” như Loughborough, hay thậm chí cả những trường đại học nhỏ ở các nước đang phát triển như đại học Birzeit, Palestine(3), đại học nào cũng có một hoặc nhiều bộ phận chuyên trách quảng cáo về thương hiệu và hình ảnh của trường, ẩn dưới những tên gọi khác nhau nhưng lại có một mục đích chung: Trung tâm QHCC (Public Relations Center), phòng TT (Office of communications), Ban Công tác công chúng (Public Affairs Department)….

Thông tin "nóng" từ ngành quản trị lữ hành

Theo thông tin từ trường ĐH Kinh tế Quốc dân, dự kiến điểm chuẩn vào trường năm 2010 khối A là 21 điểm, khối D (các ngành không nhân hệ số) là 20.
Đối với khối D1 nhân hệ số của ngành Quản trị lữ hành (mã ngành 454) và Quản trị khách sạn (mã ngành 455) dự kiến điểm chuẩn là 21. Khối D1 nhân hệ số của ngành Tiếng Anh thương mại, Quản trị kinh doanh bằng Tiếng Anh (E-BBA) dự kiến là 28,5 điểm.
Bảy chuyên ngành: Công nghệ thông tin (mã ngành 146), Tin học kinh tế (mã ngành 444), Hệ thống thông tin quản lý (mã ngành 453), Kinh tế nông nghiệp và phát triển nông thôn (mã ngành 417), Luật kinh doanh (mã ngành 545), Luật kinh doanh quốc tế (mã ngành 546) và Thống kê kinh tế xã hội (mã ngành 424) có dự kiến điểm chuẩn cả khối A và D1 là 18,0 .
Đây là mức điểm chuẩn dự kiến dành cho thí sinh ở KV3, chưa có điểm ưu tiên. Mỗi đối tượng ưu tiên kế tiếp giảm 1 điểm, khu vực ưu tiên kế tiếp giảm 0,5 điểm.
Thông tin cũng cho biết, GS.TS Nguyễn Văn Nam - hiệu trưởng, chủ tịch Hội đồng tuyển sinh ĐH chính quy năm 2010 của nhà trường đã ký văn bản báo cáo Bộ GD-ĐT về dự kiến mức điểm chuẩn này.

Ngành quản trị lữ hành chiếm đa số...


 
Atks.vn - “Sinh viên Du lịch dường như năng động hơn, chịu khó hoạt động hơn và cũng rất tích cực tham gia vào bài giảng của các thầy cô trên lớp. Và sinh viên đi làm thêm nhiều hơn so với các khối ngành khác, phần nào ảnh hưởng đến công việc học tập của các em,” Tiến sĩ Võ Sáng Xuân Lan, Trưởng khoa Du lịch trường Đại học Văn Lang, nhận xét trên Cẩm Nang ATKS.
 
ATKS: Thưa cô, cơ duyên nào đưa cô đến với nghề dạy học và vì sao cô lại chọn hoạt động trong ngành Du lịch Ngành quản trị lữ hành? Cô đã trải qua những khoảng thời gian làm việc ở những đơn vị nào khác trước khi đến với công việc hiện tại không? Và những kinh nghiệm đó giúp ích cho cô trong việc giảng dạy như thế nào?

Tiến sĩ Võ Sáng Xuân Lan: Tôi bắt đầu hoạt động trong công tác Giáo dục – Đào tạo từ năm 1990. Thoạt đầu tôi không nghĩ mình sẽ đi theo con đường dạy học vì trước đó tôi tốt nghiệp chuyên ngành Quản trị kinh doanh và công việc bấy giờ của tôi là Quản lý doanh nghiệp. Trong thời gian đó tôi cũng đã tiếp xúc và làm việc với nhiều doanh nhân và công tác quốc tế thường xuyên với mảng công việc là Du lịch doanh nhân nên có thể nói chính điều đó cũng giúp ích rất nhiều cho tôi sau này trong hoạt động du lịch cũng như đào tạo.

ATKS:  Xin cô giới thiệu đôi nét về các ngành đào tạo của khoa và chương trình đào tạo ra sao?

TS: Khoa Du lịch của trường ĐH Văn Lang trước đây được phân thành 2 chuyên ngành: Quản trị nhà hàng - khách sạn và Hướng dẫn Du lịch. Tuy nhiên đến năm 2007 thì thay đổi theo nhu cầu thị trường, theo hướng hòa nhập với các nước và được phân thành 2 ngành trong đó chuyên ngành đầu vẫn là Quản trị nhà hàng – khách sạn và ngành Quản trị lữ hành. Năm vừa qua thì trường Văn Lang có ký thỏa thuận công nhận chương trình đào tạo tương đương với bằng cử nhân về Du lịch của Pháp. Khi sinh viên theo học các chuyên ngành của trường thì khi tốt nghiệp sẽ nhận bằng do trường Văn Lang cấp đồng thời cũng nhận được bằng cử nhân của Pháp.

Chủ Nhật, 7 tháng 8, 2011

Hướng dẫn viên du lịch là nghề "mốt" nhất hiện nay

Tiềm năng của nghề là như thế còn thu nhập thì sao? Điều này cũng không cần bàn cãi bởi vì mức lương rất hấp dẫn. So với các ngành nghề khác thì các công việc trong hoạt động du lịch thu nhập thường ổn định Ngành Quan hệ công chúng và có những chế độ phụ cấp thường xuyên. Tuỳ theo mức độ và tính chất công việc bạn sẽ nhận được khoản thu nhập tương xứng với công sức mà bạn đã bỏ ra.
Du lịch đang trở thành ngành kinh tế trọng điểm, đem lại lợi nhuận lớn cho nền kinh tế đất bước. Góp phần vào thành công đó không thể không kể đến vai trò của các hướng dẫn viên du lịch (HDVDL) – những người thông ngôn cho văn hóa du lịch Việt Nam.
Tìm việc làm Hướng dẫn viên du lịch bạn sẽ được làm quen và kết bạn với những con người từ nhiều vùng đất, với nhiều quốc tịch, dân tộc, tôn giáo, có cá tính và sở thích khác nhau. Tìm hiểu, khám phá một con người cũng chính là khám phá một tiểu văn hoá mới. Qua đó, mỗi con người có thể xích lại gần nhau, học hỏi lẫn nhau. Nghề du lịch có khả năng làm trẻ hoá tâm hồn chính nhờ sự luôn mới mẻ ấy. Nói cách khác, du lịch là nghề nghiệp tạo nên sự hài hoà cho các mối quan hệ của con người. 
Môi trường du lịch, Quản trị lữ hành ở Việt Nam hiện nay rất năng động và thoải mái. Là ứng cử viên của nghề này, bạn đang nói với mọi người rằng bạn cũng là một người năng động không kém bởi vì bạn đang trong vai trò của nhà quảng cáo, nhà ngoai giao, nhà kinh tế đấy.

Bạn sẽ được đi nhiều nơi, tiếp cận với nhiều người, nhiều vùng văn hoá khác nhau. Bạn có cơ hội học hỏi thêm nhiều điều mới lạ trong văn hoá và cách sống từ mọi miền đất nước. Điều này ai cũng mong muốn không riêng gì những người trong nghề.

Thứ Sáu, 5 tháng 8, 2011

Sinh viên tốt nghiệp ngành Quản trị lữ hành.

Sinh viên tốt nghiệp ngành Quản trị lữ hành có phẩm chất đạo đức, chính trị, có sức khỏe, có kiến thức, kỹ năng theo yêu cầu của ngành du lịch và kỹ năng nghiên cứu, tự bồi dưỡng chuyên môn, nghiên cứu khoa học.


Quan hệ công chúng & truyền thông cũng không phải là ngoại lệ.
Ngành xây dựng dân dụng và công nghiệp đào tạo kỹ sư có khả năng chuyên môn về thiết kế, thẩm định, thi công và quản lý các công trình xây dựng dân dụng và công nghiệp, các công trình nhà nhiều tầng, qui hoạch đô thị và quản lý đô thị; nắm vững kiến thức cơ bản của chuyên ngành, có khả năng tiếp cận với công nghệ xây dựng mới; quản lý kỹ thuật ở các đơn vị thuộc ngành xây dựng công trình; tiếp thu các kiến thức về đô thị và lịch sử phát triển đô thị; kiến trúc công trình từ nhỏ đến lớn; kiến thức hệ thống kết cấu và chịu lực trong các công trình từ nền móng khung, dầm, sàn, mái, phương pháp tính toán và thiết kế các hệ thông kết cấu cũng như ngành thư ký văn phòng.
Sau khi tốt nghiệp làm việc tại các sở xây dựng, giao thông vận tải, tài nguyên - môi trường,  kế hoạch - đầu tư...; các phòng chuyên môn quản lý nhà nước về cơ sở hạ tầng và tài nguyên thiên nhiên; công ty tư vấn, thiết kế xây dựng dân dụng và thủy lợi, các ban quản lý công trình; các nhà máy sản xuất vật liệu xây dựng; các chương trình dự án xây dựng, đầu tư và phát triển; các viện nghiên cứu, trường ĐH có chuyên ngành này...

Thứ Tư, 3 tháng 8, 2011

Quan hệ công chúng và hướng dẫn viên du lịch có liên quan tới nhau không ?

Bạn sẽ được đi nhiều nơi, tiếp cận với nhiều người, nhiều vùng văn hoá khác nhau. Bạn có cơ hội học hỏi thêm nhiều điều mới lạ trong văn hoá và cách sống từ mọi miền đất nước.Quan hệ công chúng Điều này ai cũng mong muốn không riêng gì những người trong nghề.
Du lịch đang trở thành ngành kinh tế trọng điểm, đem lại lợi nhuận lớn cho nền kinh tế đất bước. Góp phần vào thành công đó không thể không kể đến vai trò của các hướng dẫn viên du lịch (HDVDL) – những người thông ngôn cho văn hóa du lịch Việt Nam.
Tiềm năng của nghề là như thế còn thu nhập thì sao? Điều này cũng không cần bàn cãi bởi vì mức lương rất hấp dẫn. So với các ngành nghề khác thì các công việc trong hoạt động du lịch thu nhập thường ổn định
 
Sau khi ra trường, sinh viên có thể đảm nhiệm nhiều vai trò, vị trí khác nhau để làm những công việc có liên quan đến dịch vụ du lịch: Nhân viên các công ty dịch vụ giải trí; Hướng dẫn viên; Nhân viên qui hoạch và thiết kế sản phẩm du lịch; Nhân viên tại các cơ quan văn hóa; Nhân viên Sales & Marketing trong các doanh nghiệp du lịch và dịch vụ liên quan; Tổ trưởng các bộ phận trong khách sạn – nhà hàng…
Hiện nay, các khách sạn, nhà hàng, công ty lữ hành ngày càng tăng nhanh cả về số lượng và quy mô, chính là một hứa hẹn lớn đem lại nhiều cơ hội nghề nghiệp như ý cho các nhà quản lý. 
Chương trình đào tạo của ngành Quản trị Du lịch lữ hành cung cấp những kiến thức cơ bản về kinh tế - xã hội của Việt Nam và các nước trên thế giới; cung cấp kỹ năng chuyên sâu về quản trị lữ hành,Hướng dẫn viên du lịch
Sau khi ra trường, sinh viên có thể đảm nhiệm nhiều vai trò, vị trí khác nhau để làm những công việc có liên quan đến dịch vụ du lịch: Nhân viên các công ty dịch vụ giải trí; Hướng dẫn viên; Nhân viên qui hoạch và thiết kế sản phẩm du lịch; Nhân viên tại các cơ quan văn hóa; Nhân viên Sales & Marketing trong các doanh nghiệp du lịch và dịch vụ liên quan; Tổ trưởng các bộ phận trong khách sạn – nhà hàng…
 

Hoạt động hoạt động PR là...

PR (viết tắt của Public Relations - tạm gọi là Quan hệ công chúng) có thể hiểu là những nỗ lực một cách có kế hoạch, tổ chức của một cá nhân hoặc tập thể, nhằm thiết lập và duy trì, phát triển những mối quan hệ có lợi với đông đảo công chúng của nó. Cơ sở chủ yếu của hoạt động hoạt động PR là cung cấp thông tin cho công chúng, xây dựng thông tin hai chiều giữa công chúng và tổ chức, cá nhân tạo nên sự hiểu biết và ủng hộ của công chúng. Hoạt động PR gắn bó chặt chẽ với các phương tiện truyền thông đại chúng.

PR đòi hỏi nhiều kỹ năng và kiến thức từ các ngành khác nhau như quản trị kinh doanh, marketing, tâm lý học, xã hội học, báo chí... Bạn có thể đến với PR từ nhiều lĩnh vực học khác nhau mà không nhất thiết phải có ngay một tấm bằng về PR. Tuy nhiên, nếu tốt nghiệp các ngành như báo chí, tâm lý học, xã hội học, quản trị kinh doanh, marketing, bạn sẽ có nhiều lợi thế khi là ứng viên cho vị trí PR.

PR hiện được đào tạo tại: Học viện Báo chí - Tuyên truyền, Khoa Báo chí Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (Đại học Quốc gia Hà Nội).

Ngoài ra một số đơn vị đào tạo và các công ty chuyên về quảng cáo cũng mở một số lớp PR ngắn hạn. 

Xen thêm chi tiết tại: Edunrt.com.vn

Thứ Ba, 2 tháng 8, 2011

Hướng dẫn viên du lịch - Nghề đòi hỏi kỹ năng giao tiếp tốt

Một công việc đòi hỏi bạn phải biết nhiều, hiểu rộng về văn hóa và tâm lý con người, đặc biệt là luôn tự tin trong giao tiếp và biết cách quản lý con người, tổ chức, sắp xếp “nơi ăn chốn ở” cho du khách. Đó chính là những nét đặc trưng của nghề Hướng dẫn viên du lịch.

Thế nào là nghề hướng dẫn viên du lịch?

Hướng dẫn viên du lịch là người sử dụng ngôn ngữ đã lựa chọn để giới thiệu và giải thích cho du khách các di sản văn hóa và thiên nhiên của một vùng cụ thể được các cơ quan liên quan công nhận.

Hay hiểu theo một cách thương mại hơn, hướng dẫn viên du lịch là người thực hiện các điều khoản được ký kết trong hợp đồng cung ứng dịch vụ lữ hành, giúp quản trị lữ hành thu được lợi nhuận kinh tế và giúp du khách hiểu biết thêm về điểm đến (điểm tham quan) thông qua chuyến đi.

Du lịch là một trong những ngành công nghiệp mũi nhọn của Việt Nam, vì thế triển vọng của nghề hướng dẫn viên du lịch vô cùng tiềm năng. Làm hướng dẫn viên du lịch, bạn sẽ được đi đây đó nhiều, được chiêm ngưỡng vẻ đẹp của mọi miền đất nước, được tiếp xúc với nhiều nền văn minh trên thế giới, được ở khách sạn “nhiều sao”.  Nếu bạn là một hướng dẫn viên giỏi chuyên môn nghiệp vụ, giỏi về ngoại ngữ thì bạn sẽ có nhiều cơ hội để chứng tỏ năng lực của mình.

Bước vào nghề có dễ?

Không một công việc nào khi mới bắt đầu là dễ dàng và được thuận lợi như mình mong muốn. Đặc biệt là đối nghề hướng dẫn viên thì vạn sự khởi đầu muôn lần khó và thử thách luôn “đeo bám” trong suốt quá trình hành nghề.


Bạn phải tập thích nghi với việc đi nhiều, giờ giấc không ổn định, vắng nhà thường xuyên, có khi cả ngày lễ, tết cũng khó có thể ở nhà.

Khi đứng trước du khách, hướng dẫn viên “sắm” khá nhiều vai: vừa phải là một nhà văn hóa, một nhà sử học, một nhà ngoại giao và là một nhà kinh doanh tiếp thị sắc sảo. Hãy hình dung công việc của một hướng dẫn viên như công việc của một vị đại sứ, giới thiệu hình ảnh, nét đẹp, nét văn hóa và cái nhìn đúng đắn về con người và đất nước của mình. Bạn cần phải hết sức khéo léo để công việc diễn ra suôn sẻ, thuận lợi.

Để làm được điều đó, hướng dẫn viên du lịch phải tự trang bị cho mình một nền tảng văn hóa về đất nước, về địa phương thật vững, khả năng tinh thông ít nhất một ngoại ngữ và một bản lĩnh nghề nghiệp để bình tĩnh đối phó với những tình huống phát sinh khi dẫn tour.

Trở thành hướng dẫn viên du lịch chuyên nghiệp

Để trở thành một hướng dẫn viên du lịch chuyên nghiệp, bạn cần phải có được:

- Kiến thức về lịch sử, văn hóa, phong tục tập quán của các dân tộc, từng địa phương và hiển rõ các địa danh du lịch, danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử…

- Kỹ năng giao tiếp, ứng xử linh hoạt, có văn hóa. Ở kỹ năng này đòi hỏi bạn phải am hiểu kiến thức về tâm lý con người, văn hóa cũng như phong tục tập quán của từng địa phương, từng quốc gia khác nhau để có thái độ ứng xử, phục vụ du khách phù hợp. Trong giây lát bạn không thể thấu hiểu từng người trong hàng trăm người được. Vì thế, bạn phải thực sự linh hoạt và tinh tế trong giao tiếp và ứng xử.

- Kỹ năng tổ chức, điều hành tour, từ khâu dẫn đoàn đến thuyết minh, rồi sắp xếp bố trí nơi ăn nghỉ… làm hài lòng yêu cầu du khách.

- Thông thạo ngoại ngữ, đặc biệt nếu nói được càng nhiều thứ tiếng càng tốt. Nếu thiếu khả năng về ngoại ngữ, cơ hội dẫn các đoàn khách quốc tế sẽ không đến với bạn và tất nhiên trong tuyển dụng, các công ty lữ hành luôn ưu tiên những ứng viên dẫn tour giỏi ngoại ngữ.

- Kiên trì, chịu khó và luôn hòa đồng với mọi người là đức tính cần có của một hướng dẫn viên du lịch. Là người “làm dâu trăm họ”, cùng lúc khó có thể làm hài lòng hết tất cả mọi người, do đó bạn sẽ là người luôn sẵn sàng đón nhận sự thiếu tế nhị từ du khách.

- Bạn bắt buộc phải hy sinh những sở thích hay thói quen riêng tư để hành nghề. Bạn vắng nhà liên miên, thường phải gặp gỡ và ở cạnh những người mới quen mà thời gian bạn ở với họ còn nhiều hơn bạn ở với gia đình mình.

- Bạn phải tỏ ra thật thông minh, nhanh nhẹn giải quyết công việc tạo cho khách tham quan sự yên tâm và tin tưởng nơi bạn. Kinh nghiệm được đúc rút sau mỗi chuyến đi tour sẽ giúp bạn không còn lúng túng trước những tình huống phát sinh ngoài dự kiến.

Muốn theo đuổi nghề này bên cạnh những kiến thức và kỹ năng như trên đã nói, bạn cần phải có sức khỏe và không được say xe. Bởi trong suốt chuyến đi, trong khi du khách thỏa sức thư giãn và ngắm cảnh thì bạn phải luôn giữ cho mình tỉnh táo và truyền đạt những hiểu biết của mình về từng địa danh một cách sống động linh hoạt, làm sao để vừa lòng tất cả mọi du khách, làm sao để không khí chuyến đi luôn sôi động, hòa đồng…

Chuyến đi có thành công hay không, du khách có cảm thấy thoải mái và tiếp nhận hình ảnh tốt về nơi mà họ đến hay không, vai trò của người hướng dẫn viên mang tính quyết định. Chính vì thế, nghề này yêu cầu rất cao ở khả năng giao tiếp và xử lý tình huống, là cơ sở nền tảng để bạn có thể trở thành một hướng dẫn viên du lịch chuyên nghiệp.

Chương trình đào tạo Ngành Hướng dẫn viên du lịch của một số trường trên toàn quốc:

* Bậc Đại học:

Hướng dẫn du lịch (Trường Đại học Vinh)


Hướng dẫn du lịch (Trường Đại học Hồng Đức)


Hướng dẫn viên du lịch (Trường Đại học Dân lập Lạc Hồng)


* Bậc Cao đẳng:

Hướng dẫn du lịch (Trường Cao đẳng Sư phạm Trung ương Nha Trang)


Hướng dẫn du lịch (Trường Cao đẳng Văn hoá Nghệ thuật và Du lịch Hạ Long)


Hướng dẫn du lịch (Trường Cao đẳng Nghề Kỹ thuật Công nghệ TP.HCM)


Hướng dẫn du lịch (Trường Cao đẳng Công nghiệp Huế)


Hướng dẫn viên du lịch (Trường Cao đẳng Công nghiệp và Xây dựng)


Hướng dẫn du lịch (Trường Cao đẳng Kinh tế kỹ thuật Hà Nội)


Hướng dẫn du lịch (Trường Cao đẳng sư phạm Hà Nam)


Hướng dẫn du lịch (Trường Cao đẳng Thương mại và Du lịch)


* Bậc Trung cấp

Hướng dẫn du lịch (Trường Cao đẳng Nghề Kỹ thuật Công nghệ TP.HCM)


Hướng dẫn du lịch (Trường Trung cấp Du lịch và Khách sạn Saigontourist)


Hướng dẫn viên du lịch (Trường Trung cấp Mai Linh)


Hướng dẫn du lịch (Trường Trung cấp Văn hóa Nghệ thuật Bình Định)


Hướng dẫn du lịch (Trường Cao đẳng Kinh tế kỹ thuật Hà Nội)

Chi tiết có thể tra cứu tại www.edunet.com.vn





Nguồn:  Edunet.com.vn