Thứ Sáu, 12 tháng 8, 2011

KỸ NĂNG VIẾT TRONG QUAN HỆ CÔNG CHÚNG




Tôi viết cuốn giáo trình này theo đề nghị của khoa Quan hệ công chúng và Truyền thông (PR), ĐH Hòa Bình. Từ lúc viết đến khi hoàn thành chỉ trong vòng 2 tháng, và cuốn sách đã được coi là giáo trình đầu tiên của trường ĐH này. Sách dày 296 trang, do công ty Liên Việt kết hợp với NXB Dân trí phát hành quý I năm 2011.

PR (Public Relation – Quan hệ công chúng) không còn là một khái niệm mới mẻ ở các nước phương Tây. Hoạt động PR đầu tiên đã xuất hiện từ thế kỷ thứ 19, đó đồng thời cũng là bản tin nội bộ đầu tiên trên thế giới ra đời cách đây 170 năm. Trong cuốn “Những ghi chép về nước Mỹ”, tác giả Charles Dicken đã nhắc một cách trân trọng đến  Lowell Offering, tờ tạp chí nội bộ của nhà máy dệt ở Lowell, Massachusetts, thành lập năm 1840, dành để in thơ và truyện của các công nhân nữ trong nhà máy tuổi từ 15-35. Điều này chứng tỏ quan niệm cho rằng quan hệ công chúng là một nghề còn hoàn toàn non trẻ là vô cùng sai lầm. Kể từ sau hàng loạt chiến dịch PR bài bản đầu thế kỷ 20 mà những người thực hiện nó được coi là cha đẻ của PR như Ivy Ledbetter Lee (1877-1934), Edward Louis Bernays (1891-1995)…, PR đã chính thức được công nhận là một lĩnh vực quan trọng can thiệp vào mọi khía cạnh của đời sống xã hội như thương mại, y tế, giáo dục, giao thông, nghệ thuật… Không chỉ các doanh nghiệp mà mọi tổ chức chính phủ và phi chính phủ, các bệnh viện, nhà hát, nhà xuất bản, kênh truyền hình, từ cá nhân cho đến một quốc gia đều cần tới PR. Ngày nay, để thực hiện được các hoạt động PR, người ta cần những chuyên viên được đào tạo bài bản chứ không chỉ đơn thuần là những người có năng khiếu viết lách, tổ chức sự kiện hay giỏi giao tiếp.

4 nhận xét:

  1. ngành quan hệ công chúng là một ngành đòi hỏi nhiểu kỹ năng phức tạp, phải khéo léo với mọi người đủ các tầng lớp trong xã hội. Đó là nghề của quan hệ công chúng!!!

    Trả lờiXóa
  2. nghề của công chúng chứ! nghề xã hội!!

    Trả lờiXóa
  3. trăm dâu đổ đầu tằm mà!!!

    Trả lờiXóa