Thứ Ba, 9 tháng 8, 2011

Ngành quản trị lữ hành chiếm đa số...


 
Atks.vn - “Sinh viên Du lịch dường như năng động hơn, chịu khó hoạt động hơn và cũng rất tích cực tham gia vào bài giảng của các thầy cô trên lớp. Và sinh viên đi làm thêm nhiều hơn so với các khối ngành khác, phần nào ảnh hưởng đến công việc học tập của các em,” Tiến sĩ Võ Sáng Xuân Lan, Trưởng khoa Du lịch trường Đại học Văn Lang, nhận xét trên Cẩm Nang ATKS.
 
ATKS: Thưa cô, cơ duyên nào đưa cô đến với nghề dạy học và vì sao cô lại chọn hoạt động trong ngành Du lịch Ngành quản trị lữ hành? Cô đã trải qua những khoảng thời gian làm việc ở những đơn vị nào khác trước khi đến với công việc hiện tại không? Và những kinh nghiệm đó giúp ích cho cô trong việc giảng dạy như thế nào?

Tiến sĩ Võ Sáng Xuân Lan: Tôi bắt đầu hoạt động trong công tác Giáo dục – Đào tạo từ năm 1990. Thoạt đầu tôi không nghĩ mình sẽ đi theo con đường dạy học vì trước đó tôi tốt nghiệp chuyên ngành Quản trị kinh doanh và công việc bấy giờ của tôi là Quản lý doanh nghiệp. Trong thời gian đó tôi cũng đã tiếp xúc và làm việc với nhiều doanh nhân và công tác quốc tế thường xuyên với mảng công việc là Du lịch doanh nhân nên có thể nói chính điều đó cũng giúp ích rất nhiều cho tôi sau này trong hoạt động du lịch cũng như đào tạo.

ATKS:  Xin cô giới thiệu đôi nét về các ngành đào tạo của khoa và chương trình đào tạo ra sao?

TS: Khoa Du lịch của trường ĐH Văn Lang trước đây được phân thành 2 chuyên ngành: Quản trị nhà hàng - khách sạn và Hướng dẫn Du lịch. Tuy nhiên đến năm 2007 thì thay đổi theo nhu cầu thị trường, theo hướng hòa nhập với các nước và được phân thành 2 ngành trong đó chuyên ngành đầu vẫn là Quản trị nhà hàng – khách sạn và ngành Quản trị lữ hành. Năm vừa qua thì trường Văn Lang có ký thỏa thuận công nhận chương trình đào tạo tương đương với bằng cử nhân về Du lịch của Pháp. Khi sinh viên theo học các chuyên ngành của trường thì khi tốt nghiệp sẽ nhận bằng do trường Văn Lang cấp đồng thời cũng nhận được bằng cử nhân của Pháp.

3 nhận xét: