Thứ Sáu, 17 tháng 2, 2012

Người Chăm ở làng Bầu Trúc

Làng Bàu Trúc có hơn 400 hộ, hầu hết là đồng bào dân tộc Chăm, trong đó hơn 80% hộ làm nghề gốm truyền thống. 


Nghề làm gốm ở đây đã có từ rất lâu đời. Theo người dân địa phương, Bàu Trúc nguyên có tên gốc Chăm là Paley HamuTrok, nghĩa là “làng trũng”, nhô ra cuối triền sông. Nghề làm gốm do ông Pôklông Chanh khởi tạo từ ngàn xưa, ông là một trong những vị tổ sư của nghề gốm từ thời xa xưa và được dân làng giữ đến ngày nay. 

Người Chăm ở làng Bầu Trúc có cách làm gốm rất đặc biệt. Nguyên liệu làm gốm là đất sét mịn, có độ dẻo cao được làm sạch, đập nhuyễn, ngâm nước, sau đó nhồi với cát trắng hạt nhỏ theo tỷ lệ nhất định  Wooden spoon. Ngoài ra, các nghệ nhân không dùng bàn xoay như các nơi khác mà dùng đôi bàn tay để nặn ra những sản phẩm độc đáo.

Ngắm nhìn những nghệ nhân tỉ mỉ, uyển chuyển tạo hình từng sản phẩm gốm, cảm tưởng như ở ngôi làng nhỏ này, nghệ thuật và cuộc đời hòa quyện thành một.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét